BẮC KINH, 13/04/2022 /PRNewswire/ -- Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển chất lượng cao, trong đó tỉnh Hải Nam là mũi nhọn trong nỗ lực cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển.
Hôm Chủ nhật, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thị sát tỉnh Hải Nam với mục tiêu bảo tồn sinh thái, phục hồi vùng nông thôn và an ninh lương thực ở mức cao trong suốt thời gian diễn ra chương trình nghị sự.
Hệ thống vườn quốc gia
Hôm thứ Hai, khi thị sát một phần của Vườn quốc gia Hải Nam thuộc thành phố Ngũ Chỉ Sơn được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới, ông Tập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển vườn quốc gia tại đây.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng để hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa chiến lược của sự phát triển vườn quốc gia Hải Nam đối với đất nước, đồng thời kêu gọi những nỗ lực liên tục và bền bỉ để thực hiện mục tiêu này.
Năm 2017, thực hiện nguyên tắc "bảo vệ hệ sinh thái là mục tiêu hàng đầu", Trung Quốc đã công bố kế hoạch tổng thể thành lập hệ thống vườn quốc gia mới trong nỗ lực thúc đẩy sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP15) theo hình thức trực tuyến vào năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chính thức công bố chỉ định nhóm vườn quốc gia đầu tiên của quốc gia này. Vườn quốc gia rừng mưa nhiệt đới Hải Nam là một trong số đó.
Vườn quốc gia này trải dài khắp chín thành phố và quận huyện, với tổng diện tích lên đến hơn 4.000 km vuông. Đây là nơi tập trung các khu rừng mưa nhiệt đới và được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc, đồng thời cũng là môi trường sống duy nhất của loài vượn Hải Nam, linh trưởng quý hiếm nhất thế giới.
Không giống như các vườn quốc gia thông thường, những vườn quốc gia được chỉ định nằm trong chiến lược "ranh giới đỏ" của đất nước về bảo tồn sinh thái và phải tuân theo các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhất có thể.
Với hệ thống vườn quốc gia đang hình thành tại đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đã có bước tiến vững chắc hướng tới một tương lai đảm bảo muôn loài có thể chung sống hòa thuận và phát triển thông qua hệ thống các khu bảo tồn, với vườn quốc gia là điểm mấu chốt.
Tái thiết những vùng nông thôn mới
Trong các chuyến thị sát toàn quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình luôn dừng lại để trò chuyện với các hộ gia đình nông thôn. Hôm thứ Hai, ông đã đến thăm nhà của những người dân tộc Li địa phương ở Maona, một ngôi làng tại thành phố Wuzhishan. Ông cũng có những cuộc trao đổi thân mật với quan chức địa phương và dân làng nơi đây.
Tại quảng trường của Maona, người dân địa phương đã chào đón ông vô cùng nồng nhiệt.
Ông Tập cho biết: "Chúng tôi đã đạt được mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng vừa phải về mọi mặt và đang hướng tới hiện đại hóa cũng như thúc đẩy thịnh vượng chung", Ngoài ra, ông cũng muốn đẩy nhanh những nỗ lực vững chắc nhằm củng cố thành tựu xóa đói giảm nghèo và gắn kết nỗ lực này với sự tiến bộ toàn diện trong công cuộc tái thiết nông thôn.
Trung Quốc đang không ngừng phát triển nông thôn, với Báo cáo về công việc của Chính phủ được công bố vào tháng 3 nhấn mạnh việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đổi mới toàn diện vùng nông thôn vào năm 2022.
Ông Tập cũng kêu gọi các quan chức của Đảng thực hiện "mọi nỗ lực có thể" để đảm bảo mọi người đều có cuộc sống hạnh phúc và không nuôi dưỡng những hành vi trục lợi mà hãy cống hiến hết mình để cải thiện cuộc sống của người dân.
Ông chia sẻ thêm :"Điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm là làm thế nào để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên cả nước".
'Hạt giống của Trung Quốc'
Khi thị sát thành phố Tam Á hôm Chủ nhật, chủ tịch Tập cho biết An ninh lương thực của Trung Quốc chỉ có thể được bảo vệ khi nguồn hạt giống được nắm chắc trong tay chúng ta. Đây là nỗ lực kêu gọi của ông trong việc hướng tới khả năng tự cung tự cấp lương thực và thúc đẩy ngành hạt giống của đất nước.
Ông nói: "Để đảm bảo nguồn giống của Trung Quốc là nguồn tự cung tự cấp cũng như được kiểm soát tốt hơn thì cần phải có được khả năng tự lực trong công nghệ hạt giống".
Tuy nhiên, ông Tập thừa nhận rằng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện. Ông đã trích dẫn một câu nói của người Trung Quốc xưa: "Phải mất 10 năm chỉ để mài một thanh kiếm".
Nêu bật ý nghĩa chiến lược của công việc liên quan, ông kêu gọi mọi người tiếp nối tinh thần của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ thế hệ trước, như Viên Long Bình (1930-2021), nhà khoa học được biết đến khi phát triển các giống lúa lai đầu tiên vào những năm 1970, góp phần giải quyết nạn đói cho hàng triệu người dân.
Mới đây, cơ quan trung ương của Trung Quốc đã công bố văn bản chính sách đầu tiên, hay "Văn kiện Trung ương số 1", xác định phát triển ngành hạt giống là một trong những ưu tiên của đất nước, với những động thái cụ thể như thực hiện kế hoạch hành động về ngành hạt giống, thúc đẩy thu thập nguồn mầm và tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ trong ngành.
https://news.cgtn.com/news/2022-04-12/Xi-inspects-Wuzhishan-in-Hainan-19aEjvCVVzG/index.html