BẮC KINH, 22/04/2022 /PRNewswire/ -- Làm thế nào để có thể xây dựng thế giới tốt đẹp hơn cho thời kỳ hậu COVID-19? Chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy sự phục hồi ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu bền vững? Và đâu là cách thức tìm kiếm mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi?
Ở đầu chương trình nghị sự, Hội nghị thường niên do Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) tổ chức năm nay tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, đã đưa ra ba câu hỏi mấu chốt, thu hút sự quan tâm đông đảo trên toàn thế giới.
Tại diễn đàn hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất Sáng kiến An ninh Toàn cầu nhằm thúc đẩy an ninh trên toàn thế giới. Sáng kiến này đã nêu ra quan điểm của Châu Á trong việc giải quyết những thách thức của thời đại.
'Bộ máy tích hợp tinh vi'
Trong bài phát biểu qua video, ông Tập khẳng định rằng an ninh là điều kiện tiên quyết để phát triển và nhân loại đang sống trong "cộng đồng an ninh không thể chia cắt".
Ông chia sẻ: "Trong thời đại ngày nay, cộng đồng quốc tế đã phát triển vượt bậc, trở thành bộ máy tinh vi và tích hợp". Mọi hành vi loại bỏ bất kỳ bộ phận nào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của bộ máy.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì hòa bình thế giới cũng như giải quyết các thách thức quản trị toàn cầu.
Ông nói thêm: "Điều đặc biệt quan trọng là các quốc gia lớn cần phải đi đầu trong việc tôn trọng bình đẳng, hợp tác, có thiện chí và ý thức thượng tôn pháp luật, thực hiện hành động tương quan với địa vị của chính mình".
Đây là lần thứ sáu ông Tập có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn. Hợp tác và duy trì hòa bình là một trong những mục tiêu chính mà ông đã đề cập khi trình bày về đề xuất của Trung Quốc với thế giới.
'Biến Châu Á trở thành khu vực chủ chốt'
Theo Báo cáo thường niên năm 2022 về Triển vọng kinh tế và Quá trình hội nhập của Châu Á, tính theo tiêu chuẩn sức mua tương đương, tỷ trọng của Châu Á trong nền kinh tế thế giới năm 2021 tăng 0,2 điểm phần trăm từ năm 2020 lên 47,4%.
Báo cáo cũng đề cập đến một số yếu tố cần thiết để đánh giá hiệu quả kinh tế trong năm 2022, bao gồm mức độ lây lan của đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị sau xung đột giữa Nga và Ukraine, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ và Châu Âu, vấn đề nợ nần tại một số nền kinh tế, nguồn cung toàn cầu hay sự thay đổi chế độ chính trị ở một số quốc gia Châu Á.
Trong bối cảnh bất ổn như vậy, đề xuất của ông Tập tại diễn đàn có ý nghĩa hơn bao giờ hết - biến Châu Á trở thành khu vực chủ chốt cho hòa bình thế giới, hướng tới tăng trưởng toàn cầu và động lực mới cho hợp tác quốc tế.
Ông Tập cho biết: "Khi châu Á trở thành khu vực chủ chốt, cả thế giới đều được hưởng lợi".
Trong lời kêu gọi nỗ lực thúc đẩy thị trường rộng mở hơn trên toàn Châu Á, ông Tập đã nhấn mạnh việc nắm bắt các cơ hội, chẳng hạn như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có hiệu lực và khai thông tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.
Ngoài ra, Chủ tịch Tập cũng nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong suốt quá trình này, khẳng định rằng nền tảng cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc, trong đó bao gồm khả năng phục hồi mạnh mẽ, tiềm năng to lớn, dư địa rộng lớn nhằm điều động, phát triển bền vững và lâu dài, vẫn không thay đổi.