omniture

XAG thúc đẩy ứng dụng drone để tăng tốc canh tác lúa và cắt giảm mức sử dụng phân bón ở Việt Nam

XAG
2022-05-09 16:58 5717

CAO LÃNH, Việt Nam, 9/5/2022 /PRNewswire/ -- XAG đang tích cực nhân rộng hoạt động ứng dụng drone để sản xuất lúa gạo bền vững hơn tại Việt Nam vào thời điểm mùa gió mùa bắt đầu kèm theo những trận mưa lớn. Đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào nông nghiệp tăng vọt, nông dân Việt Nam hiện có thể sử dụng drone chuyên dụng cho nông nghiệp của XAG để trồng nhiều lúa hơn, đồng thời sử dụng ít tài nguyên hơn. Từ việc gieo hạt trực tiếp, phun thuốc trừ sâu đến bón phân, drone chuyên dụng cho nông nghiệp của XAG ngày càng phổ biến đối với giới trẻ nông thôn, những người mong muốn kiếm được một mức lương tương xứng với vai trò phi công drone.

Drone chuyên dụng cho nông nghiệp của XAG rải hạt giống vào ruộng lúa ở Việt Nam
Drone chuyên dụng cho nông nghiệp của XAG rải hạt giống vào ruộng lúa ở Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Đây cũng là nguồn lương thực chính mà 90% dân số tiêu thụ và là nguồn thu nhập chính của hàng triệu nông dân sản xuất nhỏ lẻ. Hơn 50% lượng lúa của cả nước được trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là 'vựa lúa' của Việt Nam với khả năng sản xuất ba vụ mỗi năm. Tuy nhiên, do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá phân bón và thuốc trừ sâu tăng cao. Người nông dân Việt Nam nhận thấy sự cấp thiết của việc cắt giảm các chất dinh dưỡng và hóa chất thiết yếu giúp tăng năng suất lúa.

Giải tỏa gánh nặng chi phí gia tăng cho người nông dân

Trên khắp các cánh đồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, XAG đã phối hợp với các đội nhóm dịch vụ địa phương để giúp nông dân sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và đối phó với chi phí tăng cao khi trồng lúa. Drone chuyên dụng cho nông nghiệp có thể giúp giảm lượng hạt giống, thuốc trừ sâu và phân bón mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thông qua khả năng điều khiển chính xác, dễ dàng. Theo nhà phân phối địa phương DigiDrone của XAG, so với canh tác truyền thống, drone chuyên dụng cho nông nghiệp có thể phun thuốc cho cây trồng nhanh hơn gấp 4 lần so với lao động thủ công, đồng thời cải thiện năng suất 14%.

Đồng bằng sông Cửu Long trở thành khu vực thí điểm áp dụng công nghệ mới và chuyển hướng khỏi mô hình thâm canh lúa. Tại tỉnh Đồng Tháp, drone chuyên dụng cho nông nghiệp XAG P40 đã được sử dụng để rải vôi trên ruộng lúa 40 ngày nhằm trị bệnh do vi khuẩn gây ra, đồng thời cung cấp dưỡng chất canxi cho cây lúa. Ngoài vai trò rải thuốc thuốc trừ sâu, chức năng rải phân bón dạng hạt và chất dinh dưỡng cây trồng là một chức năng chính khác của drone.

Trong quá trình vận hành, phi công sẽ điều khiển drone bằng điện thoại thông minh và điều chỉnh các thông số cài đặt trước, bao gồm tốc độ bay, chiều cao, khối lượng và chiều rộng rải vôi để quá trình trở nên tự động hóa hoàn toàn. Nhờ mang theo một thùng chứa 25 lít và hệ thống rải RevoCast trên drone XAG, bột vôi được rải đều và chính xác trên 1,5 ha lúa. Lực gió mạnh của drone giúp vôi tiếp xúc với cây lúa từ trên xuống dưới, tiết kiệm 30% bột vôi và giúp cây trồng hấp thụ tốt hơn.

Duy trì năng suất cao và giảm bớt công sức

Một cuộc trình diễn công nghệ nông nghiệp cũng đã được tổ chức tại Đồng Tháp để so sánh kết quả của việc gieo hạt thủ công và gieo hạt trực tiếp bằng drone. Trước đây, người nông dân phải cúi mình cả ngày, chân ngập sâu trong bùn để cấy mạ, nhưng giờ đây, hạt lúa có thể được gieo thẳng xuống ruộng ngập nước, ít tốn công sức và tiết kiệm thời gian.

Nhờ khả năng bay tự động trên lộ trình được lập trình sẵn, drone chuyên dụng cho nông nghiệp XAG P40 có thể phân phối hạt lúa một cách đồng đều vào một diện tích được chỉ định. Drone mang lại mật độ gieo hạt tương tự như thao tác thủ công để giúp nông dân đạt được mật độ cây trồng tối ưu. Theo báo cáo, một ha lúa được gieo hạt trong hai giờ với 160 kg hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm gần như 100%. Khi vụ đông xuân kết thúc vào tháng 4, đồng lúa này đã cho thu hoạch thực tế là 8 tấn/ha, đồng thời tiết kiệm được 35% hạt giống.

Ông Nguyễn là một nông dân trồng lúa ngoài 40 tuổi, sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trồng một cánh đồng lúa rộng 4 ha. Vào năm nay, ông trở thành một trong những người tiên phong áp dụng công nghệ drone vào ngành nông nghiệp Việt Nam khi sử dụng drone chuyên dụng cho nông nghiệp của XAG lần đầu để gieo hạt, phun thuốc trừ sâu và rải phân bón. Trong những năm qua, ông Nguyễn phải mang theo ba lô nặng máy rải hoặc bình xịt tay kiểu cũ. Cách làm này không những không hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ tiếp xúc với hóa chất.

Ông Nguyễn cho biết: "Theo truyền thống, tôi chỉ có thể phun diện tích 5 ha trong một ngày, nhưng giờ đây với sự hỗ trợ của drone canh tác của XAG, tôi có thể xử lý chính xác 30 ha ruộng lúa mà không tốn nhiều công sức". Khi bón phân để thúc lúa phát triển, drone cũng giúp ông Nguyễn giảm một nửa lượng phân bón và rải với hiệu suất 10 ha chỉ trong một ngày. Cùng một diện tích như vậy thì cần phải mất vài ngày để người nông dân hoàn thành bón phântheo cách thủ công.

Khi ngày càng có nhiều nông dân nhận ra lợi ích của drone, công nghệ mới này sẽ sớm được mở rộng tại Việt Nam để thúc đẩy khả năng chống chịu của các hộ nông dân nhỏ lẻ trước tình trạng biến đổi khí hậu và biến động thị trường. Để phục vụ nhu cầu bảo vệ cây trồng ngày càng tăng trên quy mô lớn hơn, XAG sẽ ra mắt một mẫu drone nông nghiệp mới cho thị trường Việt Nam với khả năng mang tải lớn hơn. 

nguồn: XAG