omniture

CGTN: Trung Quốc đã thực hành triết lý lấy dân làm gốc trong quá trình phát triển nhân quyền như thế nào?

CGTN
2022-05-30 09:01 14105

BẮC KINH, 30/5/2022 /PRNewswire/ -- Khi tìm kiếm con đường phát triển nhân quyền phù hợp với điều kiện của đất nước, Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), luôn chủ trương lấy dân làm gốc và đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.

Trung Quốc đã triệt để xóa đói giảm nghèo, đặt nền móng vững chắc về vật chất cho sự phát triển nhân quyền của đất nước và xây dựng hệ thống giáo dục, an sinh xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển nền dân chủ nhân dân toàn diện và cải thiện khung pháp lý để bảo đảm quyền con người được luật pháp bảo vệ, nhân dân là chủ thể chính tham gia, thúc đẩy và thụ hưởng sự nghiệp phát triển nhân quyền.

Trong cuộc họp video trực tuyến với Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào thứ Tư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng: "Ý thức về quyền lợi, hạnh phúc và an ninh của người dân đã được nâng cao hay chưa là câu hỏi quan trọng nhất nhằm xác định tình hình nhân quyền của một quốc gia".

Trung Quốc đã thành công trong việc vạch ra con đường phát triển nhân quyền phù hợp với xu thế thời đại và điều kiện quốc gia. Tập Cận Bình cho rằng nhân quyền của nhân dân Trung Quốc đang được bảo toàn hơn bao giờ hết. 

Ông chia sẻ: "Để cùng thúc đẩy sự nghiệp nhân quyền quốc tế và mang lại lợi ích cho nhân dân các nước, Trung Quốc sẵn sàng tích cực tham gia đối thoại và hợp tác về vấn đề nhân quyền với các nước trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường đồng thuận và giảm thiểu sự khác biệt".

Các ưu tiên trong phát triển nhân quyền

Ông nói thêm, biểu hiện cao nhất của nhân quyền là khi ta phấn đấu để góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân, đồng thời kêu gọi những nỗ lực để áp dụng triết lý nhân quyền lấy dân làm gốc.

Ông nhấn mạnh, lợi ích của nhân dân chính là nguồn gốc và cũng là mục tiêu của sự nghiệp nhân quyền. 

Ông cho rằng nhân dân mới là những người làm chủ thực sự của đất nước và họ là chủ thể chính tham gia, thúc đẩy và thụ hưởng sự phát triển nhân quyền. 

Ông cũng nói thêm, mỗi quốc gia có lịch sử, văn hóa, hệ thống xã hội và trình độ phát triển kinh tế, xã hội riêng biệt. Do đó, họ phải thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền dựa trên tình trạng thực tế tại quốc gia và nhu cầu của nhân dân.

Ông chia sẻ rằng tất cả các khía cạnh của nhân quyền cần được nâng cao, đồng thời cho rằng quyền con người là một khái niệm bao trùm, phải được nâng cao một cách toàn diện và có hệ thống.

Ông cũng nói thêm, đối với các nước đang phát triển, có đủ quyền sống và phát triển là yếu tố hàng đầu của nhân quyền.

Ông cũng nhấn mạnh rằng cần nâng cao quản trị nhân quyền toàn cầu.

Tập Cận Bình cho rằng, các quốc gia không nên chính trị hóa và công cụ hóa các vấn đề nhân quyền, áp dụng tiêu chuẩn kép hoặc can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác với lý do nhân quyền. Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực tích cực của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy sự nghiệp nhân quyền quốc tế.

Những nỗ lực chung trong sự nghiệp nhân quyền toàn cầu

Về phần mình, Bachelet cho biết văn phòng cao ủy sẵn sàng tăng cường đối thoại với Trung Quốc, tìm ra cách hợp tác và cùng nỗ lực để thúc đẩy tiến trình phát triển nhân quyền trên toàn cầu.

Bà chia sẻ: "Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Cao ủy Nhân quyền LHQ trong 17 năm qua và tôi rất coi trọng cũng như trân trọng chuyến thăm này".

Bà bày tỏ sự khâm phục với những nỗ lực và thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ nhân quyền và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc duy trì chủ nghĩa đa phương, giải quyết biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác cũng như thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu.

https://news.cgtn.com/news/2022-05-25/Xi-meets-UN-human-rights-chief-1ajR2G90DcI/index.html

 

nguồn: CGTN