omniture

CGTN: Trẻ em: Từ 'cây non' phát triển thành 'rừng cây' tại đất nước Trung Quốc

CGTN
2022-06-06 10:34 5677

BẮC KINH, 06/06/2022 /PRNewswire/ -- Trẻ em là đối tuợng được đặc biệt coi trọng trong văn hóa Trung Quốc, đồng thời được ví như tương lai của mỗi gia đình. Hơn nữa, sự phát triển của trẻ em cũng rất quan trọng đối với tương lai Trung Quốc, một đất nước quyết tâm đạt được mục tiêu trẻ hóa dân số.

Ngày 01/06, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, được tổ chức trên khắp Trung Quốc hàng năm. Vào hôm thứ Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nỗ lực nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và lành mạnh của trẻ em,  đồng thời cũng gửi lời chúc mừng ngày quốc tế thiếu nhi tới mọi đứa trẻ trên khắp đất nước.

Hai tháng trước, khi tham gia hoạt động trồng cây tại Bắc Kinh, ông Tập đã ví trẻ em như những "cây non", khuyến khích các em đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của đất nước.

Ông Tập nói rằng: "Các con giống như những cây non, mong rằng các con sẽ phát triển thành cây cao chót vót trong tương lai và hình thành khu rừng chứa đựng những nhân tài cho Trung quốc".

Nhằm nhấn mạnh mục tiêu phát triển đất nước theo hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, đồng thời làm nổi bật bản sắc Trung Quốc đến giữa thế kỷ này, ông chia sẻ: "Các con còn 30 năm nữa. Bây giờ các con là những đứa trẻ 10 tuổi, rồi lúc đó các con sẽ ở độ tuổi 40. Các con sẽ trở thành trụ cột của đất nước".

Ông Tập khuyến khích các em theo đuổi ước mơ của bản thân

Ông Tập là một người yêu quý trẻ em và luôn khuyến khích các em theo đuổi ước mơ của bản thân.

"Đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ nhỏ là mong muốn lớn nhất của chúng tôi", ông Tập chia sẻ khi tham gia sự kiện trước Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 2013.

Kỷ niệm ngày lễ năm 2014 với các học sinh tại một trường tiểu học, ông khẳng định rằng trẻ em là tương lai và là niềm hy vọng của đất nước Trung Quốc.

Ông Tập trò chuyện với các em học sinh: "Anh hùng được tu dưỡng từ khi còn nhỏ. Những con sóng phía sau sẽ xô đổ những con sóng phía trước. Ta mong các con đều có ước mơ và khát vọng trong cuộc sống"

Vào tháng 5 năm 2013, ông Tập đã đến thăm một trường học ở huyện Lộc Sơn thuộc thành phố Ya'an, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, chỉ vài tuần sau khi xảy ra trận động đất mạnh 7,0 độ richter tại khu vực này. Tại lớp học được xây dựng sẵn, ông đã tham dự buổi họp lớp với các em học sinh đồng thời khuyến khích các em làm việc chăm chỉ để theo đuổi ước mơ của bản thân. 

Chín năm sau, Luo Yunfang, em học sinh từng tham gia lớp học này vẫn nhớ như in những lời nói của ông Tập.

Em kể lại :"Tôi đang ngồi ở hàng ghế đầu thì ông Tập bước vào lớp. Nở một nụ cười rạng rỡ, ông hỏi ước mơ của chúng tôi là gì." "Tôi nhớ câu trả lời của mình là làm biên tập viên vì tôi rất thích viết. Ông Tập lúc đó rất hài lòng. Ông ấy khen ngợi trí tưởng tượng của chúng tôi".

Luo hiện là sinh viên Đại học Công nghệ Thành Đô, cô cho biết bản thân vẫn đang nỗ lực từng bước biến ước mơ thành hiện thực.

"Tôi đã tham gia trung tâm truyền thông của trường và viết rất nhiều bài báo. Tôi đang được sống đúng với ước mơ của mình", cô nói.

Nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền trẻ em

Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, chính quyền các cấp đã cung cấp những dịch vụ chăm sóc chưa từng có cho trẻ em và thanh thiếu niên, từ việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng, cử giáo viên đến các làng miền núi nghèo khó, đến công tác đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất ở các vùng nông thôn.

Quốc gia này đã ban hành hệ thống pháp luật với hơn 100 luật và quy định nhằm bảo vệ toàn diện quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, theo sách trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện công bố vào tháng 6 năm ngoái.

Một số luật và quy định đã được soạn thảo hoặc sửa đổi mới trong thập kỷ qua nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ vị thành niên. Hai động thái chính là sửa đổi đạo luật bảo vệ trẻ vị thành niên có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2021 và Luật khuyến khích giáo dục gia đình có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm giảm bớt khối lượng công việc quá mức cho học sinh để thúc đẩy khả năng phát triển toàn diện và lành mạnh của trẻ.

Trong tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc đã đưa ra chính sách "giảm kép" nhằm giảm tải gánh nặng học tập quá mức cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng như tình trạng dạy thêm tràn lan ngoài trường.

Theo dữ liệu từ Bộ giáo dục, sau khi thực hiện chính sách mới, nhiều cơ sở đào tạo ngoại tuyến cung cấp các chương trình học đã giảm 83,8% trên toàn quốc, đồng thời các cơ sở đào tạo trực tuyến cũng đã giảm 84,1%.

https://news.cgtn.com/news/2022-06-02/Children-From-saplings-to-forest-for-Chinese-nation-1ax7cqqppza/index.html

nguồn: CGTN