omniture

CGTN: Tiến trình hội nhập vào quá trình phát triển của quốc gia tạo động lực mới cho Hồng Kông

CGTN
2022-07-05 13:47 2424

BẮC KINH, 05/07/2022 /PRNewswire/ -- Theo dữ liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, kể từ khi Hồng Kông trở về với đất mẹ cách đây 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR) và Trung Quốc đại lục đã tăng gấp 6 lần, từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.

Song song với việc thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước, Hồng Kông còn đóng vai trò quan trọng về lưu thông trong nước, đồng thời là một nhân tố chủ chốt kết nối lưu thông trong nước và quốc tế.

Đến cuối năm 2021, đầu tư từ Hồng Kông vào đại lục đã đạt mức 1,4 nghìn tỷ USD, chiếm 57,6% tổng vốn đầu tư quốc tế của đại lục. 

Tại cuộc họp kỷ niệm 25 năm Hồng Kông trở về với đất mẹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Qua việc chủ động hội nhập vào sự phát triển chung của đất nước và khẳng định vai trò của mình trong các chiến lược quốc gia, Hồng Kông có thể duy trì thế mạnh trên tinh thần cởi mở, phù hợp với các quy tắc quốc tế".

Ông chia sẻ thêm: "Với việc không ngừng mở rộng nhiều lĩnh vực và cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và giao lưu của Hồng Kông với đại lục, người dân Hồng Kông sẽ nắm bắt tốt hơn cơ hội kinh doanh, hướng tới nhiều thành tựu quan trọng".

Khai thác vào Khu vực Vịnh Lớn

Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Macao (GBA) là dự án quốc gia quan trọng được Chủ tịch Tập sáng tạo và thúc đẩy với mục tiêu trở thành khu vực vịnh và cụm thành phố đẳng cấp thế giới. 

Vào ngày 01/07/2017, ông Tập đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận khung giữa Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của đất nước và chính quyền Quảng Đông, Hồng Kông, Macao về việc tăng cường hợp tác Quảng Đông-Hồng Kông-Macao.

Một năm sau đó, ông Tập tuyên bố khánh thành cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macao, dự án cầu vượt biển dài nhất thế giới nối liền Quảng Đông, Hồng Kông và Macao. Cầu vượt này sau đó trở thành công trình mang tính biểu tượng cho tầm nhìn của Trung Quốc đối với GBA.

Vào ngày 18/02/2019, kế hoạch phát triển phác thảo cho GBA đã được công bố, trong đó dự kiến tạo ra hình mẫu về sự phát triển chất lượng cao cho một khu vực vịnh hạng nhất quốc tế và cụm thành phố đẳng cấp thế giới.

Tháng 9 năm 2021, một kế hoạch đã được thiết kế nhằm đưa khu hợp tác Tiền Hải của đô thị phía nam Thâm Quyến và HKSAR phát triển hơn nữa, đồng thời giúp khu vực này trở thành đầu tàu trong quá trình phát triển của GBA.

Số lượng các doanh nghiệp do Hồng Kông tài trợ trong khu Tiền Hải đã tăng 156% vào năm 2021. Trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng thực tế ở Tiền Hải năm ngoái thì Hồng Kông chiếm đến 93,8%.

Các cá nhân từ Hồng Kông cũng được hưởng lợi từ sáng kiến GBA. Minh chứng điển hình là các chuyên gia đến từ Hồng Kông và Macao thuộc tám lĩnh vực, bao gồm cả giáo viên, bác sĩ và hướng dẫn viên du lịch, hiện được phép hành nghề tại đại lục và được công nhận trình độ lẫn nhau. Đến nay có hơn 3.000 chuyên gia sở hữu bằng cấp tại đại lục.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước một lần nữa cho biết Chính quyền Trung ương hoàn toàn ủng hộ Hồng Kông trong nỗ lực nắm bắt các cơ hội lịch sử từ sự phát triển của Trung Quốc, đồng thời tích cực hợp tác với Khu vực Vịnh Quảng Đông-Hồng Kông-Macao.

Quản trị quốc gia

Ông Tập nhấn mạnh: "Kể từ khi trở về với đất mẹ, Hồng Kông đã được tái tích hợp vào hệ thống quản trị của Trung Quốc, thiết lập nên trật tự hiến pháp và lấy nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ" làm chính sách cơ bản".

Những công dân Trung Quốc thường trú tại HKSAR được phép tham gia vào công tác quản trị của cả SAR và Trung Quốc đại lục khi được luật pháp trao quyền.

Kể từ khi Hồng Kông trở lại, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) lần thứ chín vào năm 1998, các đại biểu từ Hồng Kông bắt đầu tham dự cuộc họp của NPC - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - để thảo luận về kế hoạch phát triển đất nước và các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, ưu tiên những kỳ vọng của người dân về các vấn đề trong nước tại chương trình nghị sự.

Trong khi đó, hơn 5.600 đại diện từ mọi tầng lớp xã hội ở Hồng Kông là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) ở mọi cấp bậc, trong đó có hơn 200 người thuộc Ủy ban Quốc gia CPPCC. Họ đều là những cố vấn danh giá cho các chương trình trọng điểm của quốc gia và là những người đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Ba mươi sáu đại biểu từ Hồng Kông đã được bầu để tham gia vào công việc của NPC thứ 13, chiếm 1,2% tổng số các đại biểu, trong đố có hơn 200 thành viên CPPCC đến từ HKSAR, chiếm 10%. Hai con số này đều vượt quá kỳ vọng khi dân số của Hồng Kông chỉ chiếm 0,5% tổng dân số của Trung Quốc.

https://news.cgtn.com/news/2022-06-29/Hong-Kong-25-years-on-Better-integrating-into-national-development-1bfyY0p1lWo/index.html

nguồn: CGTN