omniture

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Trung Quốc đề xuất các giải pháp khắc phục lỗ hổng trong an ninh và phát triển toàn cầu

CGTN
2022-09-19 07:57 3438

BẮC KINH, 19/09/2022 /PRNewswire/ -- Phát triển và an ninh là hai mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia nhưng hành trình theo đuổi mục tiêu này đang gặp khó khăn khi thế giới hiện không chỉ đối mặt với những thay đổi vô tiền khoáng hậu mà còn phải hứng chịu hậu quả từ đại dịch tồi tệ nhất từ trước tới nay.

Từ ngày 15 - 16/09, thành phố Samarkand của Uzbekistan là nơi tổ chức cuộc gặp gỡ trực tiếp của lãnh đạo từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cùng nhiều quốc gia quan sát viên và đối tác đối thoại với nội dung nêu ví dụ về cách thức phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia khi đối mặt với những thách thức toàn cầu.

Với cam kết xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất một loạt các sáng kiến cho phát triển và an ninh toàn cầu, đóng góp trí lực của Trung Quốc vào nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp bách đang đe dọa nhân loại ngày nay. Các đề xuất của ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước SCO.

An ninh chung để tất cả cùng phát triển

Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao hồi tháng Tư, Chủ tịch Tập cận Bình đã đưa ra Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) với ý tưởng lấy an ninh làm nguyên tắc chỉ đạo, tôn trọng lẫn nhau làm yêu cầu cơ bản, an ninh không thể chia cắt là nguyên tắc quan trọng và xây dựng một cộng đồng an ninh làm mục tiêu lâu dài, hướng tới mục tiêu là thúc đẩy một loại hình an ninh mới thế chỗ cho thái độ đối đầu, liên minh và cạnh tranh người thắng kẻ thua thông qua đối thoại, quan hệ đối tác và kết quả đôi bên cùng có lợi.

Trong cuộc gặp song phương với các lãnh đạo thế giới tại Samarkand, Chủ tịch Trung Quốc đã nhấn mạnh việc các quốc gia nên hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích cốt lõi khác theo đúng tinh thần của GSI.

Ông Tập kêu gọi nỗ lực bảo vệ lợi ích an ninh của khu vực và lợi ích chung của các nước đang phát triển cũng như các thị trường mới nổi trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông khẳng định Trung Quốc và Nga cần tăng cường phối hợp theo các khuôn khổ đa phương bao gồm SCO, Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng tín nhiệm ở châu Á và BRICS để thúc đẩy sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các bên.

ông Tập chia sẻ với Tổng thống Putin: "Trước tình hình biến động của thế giới, của thời đại chúng ta và của lịch sử, Trung Quốc sẽ hợp tác với Nga để hoàn thành trách nhiệm của các nước lớn và thể hiện vai trò hàng đầu trong việc bình ổn một thế giới đang chìm trong nhiễu nhương".

Tại Phiên thảo luận chung của Kỳ họp thứ 76 trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2021, ông Tập đã khởi xướng Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI), trong đó nhấn mạnh sự cởi mở, phối hợp và chia sẻ.

Trong các cuộc gặp song phương ở Samarkand, ông cũng nhiều lần lên tiếng về việc Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác với các nước khác và xây dựng sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ hơn giữa các chiến lược phát triển tương ứng để vươn tới tương lai phát triển và thịnh vượng chung.

Các nhà lãnh đạo đã tán thành GSI và GDI trong cuộc hội đàm với ông Tập. Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov hôm thứ Năm cho biết ông coi cả hai là sáng kiến quan trọng để thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới, bên cạnh đó Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov cho biết các sáng kiến này có lợi cho hành trình chạm đến mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Mở ra một tương lai tốt đẹp hơn

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Kazakhstan cũng như giữa Trung Quốc và Uzbekistan. Vào hôm thứ Tư và thứ Năm, Chủ tịch Tập cận Bình đã có các chuyến thăm cấp nhà nước tới cả hai nước, đưa quan hệ song phương lên một tầm cao hơn.

Cả UzbekistanKazakhstan đều là một phần của Con đường Tơ lụa cổ đại nối liền châu Á và châu Âu. Giờ đây, Sáng kiến Vành đai và Con đường do ông Tập đề xuất đã mang tinh thần đó lan tỏa khắp lục địa Á-Âu, kết nối các thành viên SCO đến gần hơn nữa.

Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Trung Quốc và Kazakhstan đạt 25,25 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng giao dịch giữa Trung Quốc và Uzbekistan đạt tới 8,05 tỷ USD vào năm 2021, tăng 21,6% so với năm 2020. Những con số ấn tượng này chứng minh quan hệ hợp tác song phương có thể đương đầu với thách thức từ đại dịch và phục hồi mạnh mẽ.

Ông Tập nói với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm thứ Tư rằng tình hữu nghị bền vững giữa Trung Quốc và Kazakhstan sẽ góp phần phát triển của các lực lượng tích cực và tiến bộ trên thế giới, đồng thời xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung của nhân loại.

Ông Tokayev ca ngợi chuyến thăm của ông Tập là một cột mốc mới trong lịch sử quan hệ Kazakhstan-Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm BRI đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nỗ lực xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung của nhân loại.

Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev hôm thứ Năm đã gọi chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc là sự kiện "lịch sử" và giúp củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, mở ra hướng đi hợp tác trong tương lai và đem tới làn gió cũng như triển vọng mới cho quan hệ đối tác song phương.

Chủ tịch Tập cũng khẳng định Trung Quốc và các nước Trung Á đều nhắm tới một tương lai chung và đóng vai trò sâu sắc trong an ninh và ổn định của nhau, đồng thời kêu gọi nỗ lực xây dựng một hệ thống quản trị quốc tế công bằng và bình đẳng hơn trong các cuộc hội đàm với lãnh đạo các nước khác.

https://news.cgtn.com/news/2022-09-16/China-offers-solutions-to-fix-deficit-in-global-security-development--1dmIiiQWTeg/index.html 


nguồn: CGTN