omniture

CGTN: Trung Quốc đang mở ra một giai đoạn phát triển nông thôn mới như thế nào?

CGTN
2022-11-01 09:36 1392

BẮC KINH, 1/11/2022 /PRNewswire/ -- Sau thắng lợi của cuộc chiến xóa đói giảm nghèo triệt để, Trung Quốc hiện đã sẵn sàng bước tiếp vào giai đoạn phát triển nông nghiệp và nông thôn mới trong bối cảnh những nỗ lực thúc đẩy tái thiết nông thôn đang diễn ra sôi nổi.

Báo cáo trình lên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn bên cạnh nỗ lực củng cố và phát huy thành tựu xóa đói giảm nghèo cũng như kiện toàn nền tảng cho an ninh lương thực trên mọi mặt trận.

Trong chuyến thị sát đầu tiên sau khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi thúc đẩy quá trình tái thiết nông thôn trên diện rộng và phấn đấu không mệt mỏi để hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Trong chuyến thăm Diên An tại tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc và thành phố An Dương ở tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc kéo dài từ thứ Tư đến thứ Sáu, ông Tập khẳng định cần ưu tiên phát triển các khu vực nông nghiệp và nông thôn, củng cố và phát huy thành tựu xóa đói giảm nghèo của đất nước.

Thúc đẩy tiến trình tái thiết nông thôn

Sau khi đáp chuyến tàu vào chiều thứ Tư, ông Tập đã đi thẳng đến ngôi làng Nam Câu tại Diên An.

Chủ tịch Tập đã đứng trong một vườn cây ăn quả để trò chuyện với những người dân địa phương, hỏi han cách trồng táo và hái quả, giống táo, giá bán và thu nhập của họ. Ông cũng hỏi về cách làng phát triển nghề trồng táo và các ngành khác.

Ông Tập cho biết bản thân đã từng sống ở miền bắc Thiểm Tây trong bảy năm. Thời gian này, ông luôn canh sánh suy nghĩ làm cách nào để cải thiện cuộc sống dân làng nơi đây sau khi chứng kiện họ sống trong những điều kiện khắc nghiệt.

Ông chia sẻ: "Bây giờ dân làng đã có việc làm và thu nhập ổn định, trẻ em thì được học hành tử tế còn người già thì được đóng bảo hiểm y tế. "Cuộc sống ngày càng tốt hơn."

Ông Tập từng nói "Miền bắc Thiểm Tây thay đổi ra sao thì Trung Quốc thay đổi như thế". Những năm gần đây đã ghi nhận nhiều bước tiến vẻ vang trong phát triển ngành nông thôn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn tươi đẹp trên hành trình đạt mục tiêu tái thiết nông thôn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, thu nhập khả dụng bình quân đầu người vào năm 2021 của người dân nông thôn đạt 18.931 NDT (khoảng 2.981,96 USD), tăng 9,7% so với thực tế.

Cải thiện môi trường sống nông thôn là một phần trong tiến trình thực hiện chiến lược tái thiết nông thôn. Theo ông Hong Tianyun, Phó Cục trưởng Cục Tái thiết Nông thôn Quốc gia, hơn 40 triệu nhà vệ sinh của các hộ gia đình nông thôn đã được tân trang lại và có khoảng 28% nước thải ở nông thôn đã được xử lý kể từ khi Trung Quốc phát động chiến dịch nâng cấp môi trường sống nông thôn kéo dài 3 năm vào năm 2018.

Kêu gọi tinh thần chăm chỉ

Ông Tập đã kêu gọi tinh thần tự lực tự cường và làm việc chăm chỉ khi đến thăm kênh đào Hồng Kỳ, hay còn gọi là Cờ Đỏ, ở thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc vào sáng thứ Sáu.

Con kênh là công trình thủy lợi quan trọng và là kỳ tích kỹ thuật rạng rỡ của những năm 1960, khi ấy người dân địa phương đã mất gần 10 năm để hoàn thành. Vị trí nằm trên ngọn núi Thái Hành Sơn dốc giúp dẫn nước đến huyện Lâm khô cằn, ngày nay được gọi là thành phố Lâm Châu.

Hồng Kỳ chính là tượng đài cho tinh thần bất khuất của người dân huyện Lâm Châu khi đã không cam chịu hay đầu hàng trước số phận.

Ông Tập kêu gọi thế hệ trẻ tiếp tục phát huy tinh thần này và đóng góp vào Mục tiêu thế kỷ thứ hai là xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại về mọi mặt. "Chúng ta đang sống trong một thời đại phi thường và cần sống theo giá trị ấy".

"Niềm tin văn hóa"

Trong chuyến thị sát tới thành phố An Dương, miền trung Trung Quốc, ông Tập cũng nhấn mạnh cần xây dựng niềm tin văn hóa sau khi đến thăm Ân Khư vào chiều hôm thứ Sáu.

Khu di tích tự hào với những tàn tích khảo cổ học của thành phố cổ Ân, thủ đô cuối cùng của triều đại nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên). Các chữ viết bằng giáp cốt được phát hiện trong khu di tích được coi là chữ khắc cổ nhất của Trung Quốc.

Năm 1928, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra quần thể di tích này và được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 2006.

Ông Tập cho biết hoạt động khai quật, nghiên cứu và bảo vệ di tích văn hoá sẽ góp phần lưu giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc.

Do đó, người dân Trung Quốc nên tăng cường niềm tin vào văn hóa nước nhà và nuôi dưỡng trong mình sự tự hào.

https://news.cgtn.com/news/2022-10-28/Xi-stresses-rural-revitalization-in-inspections-to-Shaanxi-Henan-1eveRpINXA4/index.html

nguồn: CGTN