omniture

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Cách bảo vệ vùng đất ngập nước và xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống trên Trái đất?

CGTN
2022-11-07 17:02 4549

BẮC KINH, 07/11/2022 /PRNewswire/ -- Trên thế giới, hơn một tỷ người sống phụ thuộc vào các vùng đất ngập nước – chiếm khoảng một phần tám dân số toàn cầu. Tuy nhiên, những vùng đất này lại là hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất.

Theo Liên Hợp Quốc, 35% vùng đất ngập nước trên thế giới đã biến mất kể từ năm 1970.

Với chủ đề "Hành động bảo vệ vùng đất ngập nước vì con người và thiên nhiên", Hội nghị lần thứ 14 của các bên tham gia (COP14) Công ước Ramsar về đất ngập nước sẽ diễn ra từ ngày 05-13/11, với địa điểm chính tại Vũ Hán, Trung Quốc và phiên họp song song ở Geneva, Thụy Sĩ, theo cả hình thực trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu qua video tại buổi lễ khai mạc sự kiện hôm thứ Bảy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, cuộc họp mang đến cho chúng ta cơ hội nâng cao nhận thức, tăng cường quan hệ hợp tác và mở rộng quy mô hành động về vùng đất ngập nước trên toàn thế giới.

Ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ theo đuổi công cuộc hiện đại hóa, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, thúc đẩy phát triển chất lượng cao trong sự nghiệp bảo tồn vùng đất ngập nước cũng như mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế.

Hành động của Trung Quốc

Sở hữu bốn phần trăm các vùng đất ngập nước trên toàn thế giới, Trung Quốc đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của một phần năm dân số thế giới về sản xuất, sinh hoạt, sinh thái và văn hóa vùng đất ngập nước.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập có nhắc đến những thành tựu lịch sử trong công tác bảo tồn vùng đất ngập nước ở Trung Quốc. Theo ông Tập, quốc gia này đã tăng diện tích đất ngập nước lên 56,35 triệu ha, ban hành hệ thống bảo vệ và Luật Bảo tồn Vùng đất ngập nước.

Kể từ khi gia nhập Công ước Ramsar năm 1992, Trung Quốc đã thiết lập và cải thiện khung pháp lý về bảo vệ vùng đất ngập nước cũng như các hệ thống quản lý bảo vệ, lập kế hoạch dự án, điều tra và giám sát. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã hoàn thành các nghĩa vụ theo công ước và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về vấn đề này.

Kể từ năm 2003, chính quyền trung ương đã chi 19,8 tỷ NDT (khoảng 2,73 tỷ USD) cho hơn 4.100 dự án nhằm thúc đẩy mục tiêu bảo vệ và phục hồi vùng đất ngập nước trên khắp đất nước.

Trung Quốc hiện có 64 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và 29 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, cũng như 901 công viên đất ngập nước quốc gia.

Vào tháng trước, Trung Quốc đã công bố kế hoạch bảo vệ vùng đất ngập nước giai đoạn 2022-2030, nhằm tăng tỷ lệ bảo vệ vùng đất ngập nước lên 55% vào năm 2025, đồng thời tăng số lượng vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lần lượt là 20 và 50.

Chủ tịch Trung Quốc cũng giới thiệu kế hoạch tiếp theo của Trung Quốc về việc kết hợp 11 triệu ha vùng đất ngập nước vào hệ thống công viên quốc gia, bổ sung kế hoạch bảo tồn vùng đất ngập nước quốc gia và thực hiện các dự án bảo tồn lớn.

Hành trình bảo tồn sinh thái toàn cầu

Hôm thứ Bảy, Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi những nỗ lực xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về việc đánh giá cao các vùng đất ngập nước, thúc đẩy quá trình bảo tồn vùng đất ngập nước toàn cầu và nâng cao phúc lợi của người dân trên toàn thế giới bằng cách tận dụng vai trò của các vùng đất ngập nước.

Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm vùng ngập mặn quốc tế ở Thâm Quyến và ủng hộ tổ chức hội nghị Diễn đàn Ven biển Thế giới.

Theo sách trắng của Trung Quốc về bảo tồn đa dạng sinh học, quốc gia này đã hỗ trợ hơn 80 nước đang phát triển trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam.

Trung Quốc cũng đề cao tầm quan trọng của hợp tác sinh thái trong hợp tác Vành đai và Con đường. Năm 2021, Trung Quốc đã khởi động Sáng kiến Đối tác Phát triển Xanh "Vành đai và Con đường" với 31 quốc gia đối tác, kêu gọi hợp tác quốc tế để phục hồi kinh tế xanh và bền vững, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế carbon thấp, có khả năng phục hồi và mang tính toàn diện hậu đại dịch.

Ngoài ra, Trung Quốc tham gia tích cực vào các hội nghị và hoạt động quốc tế, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học và Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về khí hậu, tạo động lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Những hoạt động kể trên là mô hình thu nhỏ các bước đi cụ thể của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác sinh thái toàn cầu, với nền tảng là khái niệm xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống trên Trái đất.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-05/Xi-addresses-COP14-on-wetlands-conservation-1eIkUeITohW/index.html

nguồn: CGTN