omniture

CGTN: Cái nhìn cận cảnh và cá nhân về hoạt động mở cửa và toàn cầu hóa của Trung Quốc

CGTN
2022-11-09 19:05 2575

BẮC KINH, 09/11/2022 /PRNewswire/ -- Trong báo cáo trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhấn mạnh cụm từ "mở cửa" 29 lần. Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc luôn đảm bảo thực hiện đúng theo định hướng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trung Quốc luôn nỗ lực thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa trong thương mại và đầu tư; đẩy mạnh hợp tác song phương, khu vực và đa phương; cũng như thúc đẩy phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế. Trung Quốc cam kết hợp tác với các quốc gia khác nhằm mục tiêu thúc đẩy môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển cũng như tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng toàn cầu.

Ông Vương Huy Diệu, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết đối với những người đã sống trong vòng nửa thế kỷ qua, toàn cầu hóa là một thực tế vật chất không ngừng thay đổi lối sống của người dân, đồng thời là động lực để các cá nhân thay đổi quỹ đạo cuộc sống của mình.

Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, ông tin rằng nếu Trung Quốc không kết hợp hoạt động toàn cầu hóa với cải cách và mở cửa, thì ông đã bỏ lỡ tất cả cơ hội để tự nhận thức và phát triển bản thân, và Trung Quốc cũng chưa thể đạt được tất cả tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức phát triển bình thường. Ông cho biết thời gian nghiên cứu và học hỏi ở nước ngoài đã giúp ông đạt được những giá trị suốt đời cả về kiến thức và sự nghiệp toàn cầu, cũng như có được những kỹ năng và kiến thức chuyên môn về sự hợp tác quốc tế, đồng thời tìm ra những cơ hội hợp tác với nhiều người từ nhiều nền văn hóa đa dạng.

Sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống toàn cầu đã tạo ra những lợi ích vô cùng to lớn. Hoạt động mở cửa của Trung Quốc đã đặt nền tảng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Kể từ năm 1978, 770 triệu cư dân nông thôn sống dưới mức nghèo đói đã được thoát nghèo. Quốc gia này đã thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc trước một thập kỷ so với kế hoạch. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đồng thời cũng đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng GDP toàn cầu. 

Ngày nay, tiến trình toàn cầu hóa phải đối mặt với nhiều thách thức. Bất bình đẳng xã hội, biến đổi khí hậu, đại dịch — tất cả những vấn đề phức tạp gắn liền với quá trình toàn cầu hóa đã biến thành một lực lượng hùng mạnh ngăn cản quá trình toàn cầu hóa diễn ra thuận lợi. Một số người đã đổ lỗi cho Trung Quốc là kẻ phá hoại trật tự quốc tế.

Nhưng dữ liệu cho thấy một khía cạnh khác của câu chuyện. Trung Quốc là một trong 5 nước thuộc P5 đóng góp nhiều nhất cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc đã nới lỏng đáng kể khả năng tiếp cận thị trường và giảm tổng mức thuế nhập khẩu từ 15,3% xuống 7,4%, thực hiện cam kết "HAI tán thành". Trung Quốc đã hoạt động tích cực trong các thể chế đa phương như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Báo cáo trong Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 20 đã nhấn mạnh nhiều lần rằng cánh cửa của Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng, và Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Ông Vương hoàn toàn đặt niềm tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa và ủng hộ hoạt động toàn cầu hóa.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-07/Openness-enables-us-to-move-forward-1ex0zIbKRvG/index.html

nguồn: CGTN