omniture

CGTN: Trung Quốc kêu gọi các thành viên nhóm G20 thúc đẩy phát triển toàn cầu "bao trùm, có lợi, bền vững"

CGTN
2022-11-16 23:39 1831

BẮC KINH, 16/11/2022 /PRNewswire/ -- Khi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn trên thế giới tụ họp tại Bali, Indonesia, cộng đồng quốc tế kỳ vọng họ sẽ đẩy mạnh nỗ lực giải quyết vô số các thách thức cấp bách phổ biến và vạch ra con đường dẫn đến phục hồi toàn cầu và phát triển chung.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 hôm thứ Ba, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tất cả các thành viên G20 nhận trách nhiệm "vốn dĩ là của các tay chơi lớn trong khu vực và quốc tế" để trả lời câu hỏi của thời đại chúng ta: "Thế giới này đang gặp vấn đề gì và chúng ta nên làm gì".

Hợp tác để thúc đẩy sự phát triển toàn cầu trở nên "bao trùm, có lợi, bền vững" là giải pháp mà Trung Quốc đưa ra.

Phát triển toàn cầu như thế nào là cần thiết

G20 bao gồm các nền kinh tế công nghiệp lớn và mới nổi trên thế giới và đại diện cho hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới, hơn 75% thương mại quốc tế và khoảng hai phần ba dân số toàn cầu.

Trước lời kêu gọi khẩn cấp về một phản ứng tập thể toàn cầu vững mạnh, có tổ chức và cân bằng đối với các thách thức toàn cầu khác nhau, Chủ tịch nước Trung Quốc nhấn mạnh rằng sự phát triển toàn cầu nên bao trùm hơn.

Ông tuyên bố: "Đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ không dẫn đến đâu cả. Sống trong cùng một ngôi làng toàn cầu, chúng ta nên sát cánh bên nhau trước những rủi ro và thách thức".

Nêu bật lên rằng phát triển toàn cầu phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, ông nhấn mạnh sự phát triển chỉ thành hiện thực khi tất cả các quốc gia cùng phát triển và hiện đại hóa không phải là đặc quyền dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. 

Khi toàn cầu hóa kinh tế đang gặp phải những luồng gió ngược chiều và nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái, ông cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy sự phát triển toàn cầu bền vững.

Ông cho biết: "Chúng ta cần luôn ghi nhớ những khó khăn mà các nước đang phát triển phải đối mặt và đáp ứng những mối bận tâm của họ. Trung Quốc ủng hộ Liên minh châu Phi tham gia G20".

Trung Quốc đã có động thái gì để thúc đẩy sự phát triển toàn cầu

Trong nhóm G20, Trung Quốc chiếm 21% về GDP, 18% về thương mại và 29% về dân số vào năm 2021. Trung Quốc đã và đang tham gia tích cực vào hợp tác kinh tế quốc tế và quản trị kinh tế toàn cầu, đồng thời hợp tác với các bên khác để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm.

Trong hai năm qua, Bắc Kinh đã đề xuất hai sáng kiến lớn: Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) và Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), cả hai đều được thế giới được hưởng ứng mạnh mẽ.

GDI tập trung vào các mục tiêu dài hạn và nhu cầu trước mắt đối với sự phát triển chung của thế giới, thúc đẩy đồng thuận quốc tế về tăng cường phát triển, nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển toàn cầu và tạo nền móng cho sự phát triển và tiến bộ chung của tất cả các quốc gia.

Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết chỉ trong vòng một năm, hơn 60 quốc gia đã gia nhập Nhóm Bạn bè về GDI.

Ông Tập cũng cho biết Trung Quốc đã thành lập Quỹ Hợp tác Nam-Nam và Phát triển Toàn cầu, đệ trình 15 dự án lên "Hành động phục hồi mạnh mẽ và toàn diện của G20", đồng thời tham gia vào 5 dự án khác cùng thuộc khuôn khổ này.

Với GSI đề cao "tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững", ông nhấn mạnh mong muốn giải quyết xung đột bằng đàm phán và giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn, đồng thời ủng hộ mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng trong hòa bình. 

Giải thích cho vấn đề an ninh lương thực và năng lượng là thách thức cấp bách nhất trong quá trình phát triển toàn cầu, ông Tập chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra không phải từ cung cầu, mà là sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hợp tác quốc tế. 

Khi giải thích về đóng góp của Trung Quốc đối với an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu trong những năm qua, ông Tập cho biết trong năm nay, Trung Quốc cùng với 6 đối tác trong đó có Indonesia và Serbia đã đề xuất Sáng kiến Hợp tác Quốc tế về Chuỗi cung ứng và Công nghiệp ổn định bền vững.

Trung Quốc đã cùng các quốc gia khác kêu gọi thành lập Đối tác Hợp tác Năng lượng Sạch Toàn cầu và đề ra Sáng kiến Hợp tác Quốc tế về An ninh lương thực Toàn cầu tại G20.

Chủ tịch Tập cũng nói với các thành viên G20 rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cam kết thúc đẩy trẻ hóa đất nước về mọi mặt thông qua con đường hiện đại hóa của mình.

Tháng trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và đường lối chỉ đạo cho sự nghiệp của Đảng và đất nước trong ít nhất 5 năm tới.

Ông Tập khép lại bài phát biểu của mình: "Một Trung Quốc vươn tới hiện đại hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ hơn động lực hợp tác quốc tế và đóng góp nhiều hơn cho tiến bộ nhân loại!".

https://news.cgtn.com/news/2022-11-15/China-calls-on-G20-members-to-promote-inclusive-global-development-1eYLcYL1uzC/index.html

 

 

nguồn: CGTN