omniture

CGTN: Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai Tầm nhìn Putrajaya 2040

CGTN
2022-11-21 08:37 1169

BẮC KINH, 21/11/2022 /PRNewswire/ -- "Ngạn ngữ Thái Lan có câu "Gieo nhân nào gặt quả nấy" Chúng ta đã cùng nhau gieo hạt giống cho Tầm nhìn Putrajaya. Đã đến lúc chúng ta phải vun đắp, nuôi dưỡng và chăm sóc để loài hoa này nở rộ ra quá trình phát triển chung của châu Á - Thái Bình Dương!" Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 tại Thái Lan hôm thứ Sáu.

Trong năm 2020, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tầm nhìn Putrajaya 2040, một kế hoạch chi tiết dài hạn mới để thay thế cho "Mục tiêu Bogor" - một cam kết mà các nhà lãnh đạo APEC đã đưa ra trong Tuyên bố Bogor năm 1994 nhằm đạt được thương mại và đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2010, đối với các nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 tại các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mục tiêu Bogor đã giúp các nền kinh tế APEC đạt được tiến bộ rõ rệt trong thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế – trong vòng 26 năm, giá trị thương mại khu vực tăng gấp 5 lần, đầu tư hai chiều tăng gấp 12 lần và gần một nửa số sản phẩm được miễn thuế quan.

Khi đến "hạn" năm 2020, khối lượng mậu dịch của Trung Quốc với các nền kinh tế APEC đạt 2,87 nghìn tỷ USD, chiếm 62% tổng kim ngạch ngoại thương. Mức nhập khẩu của quốc này tăng gần gấp 18 lần, mức thuế quan trung bình giảm từ 23,6% xuống 7,5% và các hiệp định thương mại tự do lên tới 19 từ con số 0 theo dữ liệu của Bộ Thương mại. 

Trung Quốc cũng đã chia sẻ thị trường rộng lớn của mình với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại thường niên như Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc. 

Chương mới

Với Tầm nhìn Putrajaya 2040, các nền kinh tế APEC hình dung ra "một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040, vì thịnh vượng của toàn dân và các thế hệ tương lai của chúng ta."

Dựa trên những tiến bộ đạt được trong các mục tiêu của Bogor, kế hoạch mới tập trung vào thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực, thúc đẩy đổi mới và số hóa, đồng thời đạt được mục tiêu "tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm."

Mục tiêu thúc đẩy mở cửa theo tiêu chuẩn cao của Trung Quốc đã tạo ra nền tảng cho những đóng góp cho tương lai của quốc gia này trong việc thực hiện Tầm nhìn Putrajaya 2040.

Trong báo cáo Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ không ngừng sẵn sàng mở cửa thể chế, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thành một quốc gia thương mại xứng tầm chất lượng, thúc đẩy môi trường kinh doanh đẳng cấp thế giới, đồng thời nỗ lực duy trì sự đa dạng và ổn định của bối cảnh kinh tế quốc tế cũng như quan hệ kinh tế và thương mại. 

Ông Tập cũng chia sẻ thêm: "Chúng tôi sẽ mở rộng chương trình nghị sự với mục tiêu mở cửa trên nhiều lĩnh vực và đào sâu hơn, đi theo con đường hiện đại hóa của Trung Quốc, đưa ra các hệ thống mới cho một nền kinh tế mở tiêu chuẩn cao hơn cũng như tiếp tục chia sẻ cơ hội phát triển của chúng tôi với thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương". 

Trong bài phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm ngoái, ông Tập cho biết hoạt động mở cửa là trọng tâm cốt lõi trong mối quan hệ hợp tác châu Á - Thái Bình Dương. "Chúng ta cần phải duy trì chủ nghĩa khu vực mở, thực hiện theo hướng dẫn của Tầm nhìn APEC 2040 trong việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và nỗ lực để sớm hiện thực hóa một Khu vực thương mại tự do tiêu chuẩn cao của châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP)." 

Trung Quốc, một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, đang tìm cách gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai hiệp định này đại diện cho hai con đường quan trọng để đạt được FTAAP. 

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang ngày càng có tầm quan trọng đối với khu vực, Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập Thỏa thuận Đối tác Kinh tế số (DEPA) nhằm hướng đến mục tiêu hội nhập sâu hơn với kinh tế khu vực. Quốc gia này đã trở thành nền kinh tế số lớn thứ hai trên thế giới.

Với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững, Trung Quốc đang nỗ lực đạt mức đỉnh khí thải carbon dioxide trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa khí thải carbon trước năm 2060.

Ông Tập cho biết, Trung Quốc sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển phát triển năng lượng xanh và năng lượng carbon thấp, đồng thời hợp tác với các nước đối tác đẩy mạnh hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-18/China-will- Continue-to-drive-implementation-of-Putrajaya-Vision-2040-1f3KsxA49bO/index.html

nguồn: CGTN