omniture

CGTN: Tăng cường hợp tác năng lượng Trung Quốc-Ả Rập dựa trên nền tảng đôi bên cùng có lợi

CGTN
2022-12-13 22:06 1551

BẮC KINH, 13/12/2022 /PRNewswire/ -- Nằm tại cửa ngõ ngã ba Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, một số quốc gia Ả Rập trở nên nổi tiếng toàn thế giới về vị trí địa lý độc đáo và nguồn dự trữ năng lượng dồi dào.


Hợp tác năng lượng, một trong những hợp phần chính của quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập, đã từng bước phát triển trong những năm gần đây. Mối quan hệ này ngày càng trở nên sâu sắc nhờ rất nhiều thành tựu mang lại lợi ích cho đôi bên.

Khoảng 70% nguồn cung dầu của Trung Quốc đến từ nhập khẩu. Vào năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 265 triệu tấn dầu thô từ các nước Ả Rập, chiếm 51,6% tổng lượng dầu thô của cả nước.

Đến nay, hơn 200 dự án hợp tác quy mô lớn về năng lượng và cơ sở hạ tầng đã được triển khai, mang lại lợi ích cho gần 2 tỷ người.

Hợp tác phát triển năng lượng mới giữa Trung Quốc-Ả Rập

Trung Đông có tỷ lệ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cao nhất thế giới, trong đó Ả Rập Saudi là đất nước có cơ sở hạ tầng quang điện và phong điện lớn nhất thế giới.

Các nước trong khu vực đang theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa năng lượng thông qua các dự án năng lượng mới quy mô lớn. Tháng 3 vừa qua, Ả-rập Xê-út đã tái khẳng định cam kết thực hiện kế hoạch 5 năm, trong đó một nửa tổng mức năng lượng sẽ được chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Trung Đông, khi mà nhiều công ty Trung Quốc đang đi đầu trong các giai đoạn sản xuất tấm pin mặt trời quan trọng.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ả-rập Xê-út. Ngoài ra, nước này còn là nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực Tây Á và Châu Phi.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thương mại song phương đạt 87,31 tỷ USD vào năm 2021, tăng 30,1% so với năm trước.

Thỏa thuận về phát triển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong 27 năm giữa Trung Quốc-Qatar

Trong lĩnh vực năng lượng, Qatar là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới.

Trong khi mọi con mắt đang đổ dồn vào lễ khai mạc World Cup Qatar 2022 vào ngày 21/11, hãng năng lượng Trung Quốc khổng lồ Sinopec và QatarEnergy đã ký một thỏa thuận về phát triển LNG trong 27 năm, qua đó QatarEnergy sẽ cung cấp 4 triệu tấn LNG cho Sinopec hằng năm.

Đây này là thỏa thuận mua bán dài hạn đầu tiên trong Dự án North Field East của Qatar, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào năm 2026.

Chủ tịch Sinopec Ma Yongsheng cho biết thỏa thuận này sẽ giúp Trung Quốc đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên và tối ưu hóa cơ cấu năng lượng của đất nước. Phía Qatar cũng hài lòng với thỏa thuận dài hạn này.

Các bể chứa nước siêu lớn do Trung Quốc sản xuất tại góp phần tạo nên "World Cup xanh"

Qatar là quốc gia mang nghịch lý "nước đắt hơn dầu".

Với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, nước này đã xây dựng 15 bể chứa nước siêu lớn trên cả nước để đảm bảo an toàn nguồn nước trong thời gian diễn ra World Cup.

Do một công ty Trung Quốc xây dựng, nhà máy điện mặt trời Al Kharsaah 800 megawatt của Qatar là một trong những nhà máy lớn nhất ở Trung Đông, giúp tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Qatar và góp phần tạo nên một "World Cup xanh".

Liên kết: https://news.cgtn.com/news/2022-12-09/Deepening-China-Arab-energy-cooperation-born-of-win-win-scenarios-1fCTLWmLTSE/index.html

nguồn: CGTN