omniture

CGTN: Trung Quốc tăng cường hợp tác vắc-xin phòng chống COVID-19 như thế nào?

CGTN
2022-12-16 00:16 3207

BẮC KINH, 16/12/2022 /PRNewswire/ -- Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thế giới đã phải chạy đua với thời gian, chiến đấu với đại dịch khi nó càn quét trên toàn cầu. Phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả là một trong những bước quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại virus.

Trong gần ba năm qua, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong nghiên cứu vắc-xin COVID-19 và có những bước đi chắc chắn trong công cuộc thực hiện cam kết phổ biến vắc-xin rộng rãi trên toàn cầu.

Trung Quốc đi đầu trong nghiên cứu vắc-xin

Tháng 1 năm 2020, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhanh chóng tiết lộ toàn bộ trình tự hệ gen của virus sau đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên vào cuối năm 2019. Quyết định công khai dữ liệu này đã nhận được lời khen ngợi từ các nhà khoa học toàn cầu.

Trong một bài tweet, Jeremy Farrar, nhà nghiên cứu y tế kiêm giám đốc tại Wellcome Trust, một quỹ từ thiện về nghiên cứu sức khỏe có trụ sở tại London, đã mô tả sự kiện này là một "khoảnh khắc vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu - cần phải ăn mừng".

Vào tháng 3 năm 2020, vắc-xin véc-tơ adenovirus do một nhóm dẫn dắt bởi nhà khoa học quân y Trung Quốc Chen Wei phát triển đã trở thành vắc-xin đầu tiên ở Trung Quốc được phép đưa vào thử nghiệm lâm sàng.

Sau khi giai đoạn thử nghiệm đầu tiên hoàn thành, giai đoạn thử nghiệm thứ hai bắt đầu vào tháng Tư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào thời điểm đó, vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc là vắc-xin đầu tiên trên thế giới bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai.

Song song với đó, các nghiên cứu vắc-xin COVID-19 khác cũng được thực hiện, bao gồm vắc-xin bất hoạt do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển và vắc-xin bất hoạt của công ty dược phẩm Sinovac tại Bắc Kinh.

Trước tình hình virus tiếp tục biến đổi, Trung Quốc đã tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu vắc-xin trong ba năm qua. Tính đến tháng 10 năm 2022, ít nhất 46 loại vắc xin COVID-19 đang được thử nghiệm trên người ở trong nước và hơn 20 loại được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài.

Trong số đó, ba loại vắc-xin đơn giá bất hoạt cho các biến thể Omicron đang được thử nghiệm để tiêm chủng tuần tự ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Nỗ lực tăng cường hợp tác vắc-xin toàn cầu

Vắc-xin của Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng công tác ứng phó toàn cầu đối với đại dịch, mang đến cho các quốc gia nhiều sự lựa chọn hơn trong bối cảnh phân chia vắc xin trên toàn cầu.

Vào tháng 5 năm 2021, WHO đã đưa vắc-xin ngừa COVID-19 của Sinopharm vào danh sách vắc-xin sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là vắc-xin đầu tiên của Trung Quốc được WHO chính thức công nhận và là vắc-xin thứ sáu được phép sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu.

Trong một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO đã đưa loại vắc-xin này vào danh sách sử dụng khẩn cấp nhờ có "tính an toàn, hiệu quả và chất lượng"

Trong tháng tiếp theo, WHO đã chấp thuận thêm một loại vắc-xin bất hoạt khác do Sinovac sản xuất để đưa vào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

So với các loại vắc-xin khác do Moderna và Pfizer sản xuất trong thời gian đó, vắc-xin bất hoạt của Trung Quốc có lợi thế hơn: Vắc-xin có thể được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông tiêu chuẩn ở nhiệt độ 2-8 độ C. Loại vắc-xin này đặc biệt thích hợp cho các nước đang phát triển không có đủ cơ sở bảo quản và vận chuyển vắc-xin để bảo quản một lượng lớn vắc-xin trong nhiệt độ thấp.

Vào tháng 5 năm 2022, vắc-xin COVID-19 CONVIDECIA do nhà phát triển CanSino Biologics của Trung Quốc tạo ra đã được WHO cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là loại vắc xin thứ ba của Trung Quốc sau Sinopharm và Sinopec được chứng nhận trong Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO.

Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý tổng giám đốc WHO phụ trách tiếp cận các sản phẩm y tế, cho biết: "Thế giới rất cần nhiều loại vắc xin COVID-19 để giải quyết tình trạng bất bình đẳng lớn trong tiếp cận vắc-xin trên toàn cầu".

Bà cũng kêu gọi các nhà sản xuất tham gia vào chương trình Tiếp cận vắc xin COVID-19 toàn cầu (COVAX), đây là một sáng kiến toàn cầu với mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng vắc xin COVID-19 cho cả những nước giàu và nghèo nhằm kiểm soát đại dịch.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập COVAX vào tháng 10 năm 2020, nước này đã liên tục cung cấp viện trợ vắc xin cho các nước kém phát triển. Vào tháng 8 năm 2021, Trung Quốc cam kết cung cấp 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 cho thế giới trong suốt năm 2021 và tài trợ 100 triệu USD cho COVAX.

Tiến sĩ Seth Berkley, Giám đốc điều hành của Gavi, Liên minh vắc-xin cho biết: "Chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp này từ Trung Quốc, điều này sẽ cho phép những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận nhiều hơn với vắc xin COVID-19".

Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện các biện pháp khác bao gồm viện trợ quốc tế 2 tỷ USD nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với tác động của COVID-19 và xây dựng cơ chế hợp tác giữa các bệnh viện Trung Quốc với 30 bệnh viện châu Phi.

Tính đến tháng 5 năm 2022, Trung Quốc đã cung cấp vật tư chống dịch cho 153 quốc gia và 15 tổ chức quốc tế, trong đó có 2,2 tỷ liều vắc xin COVID-19. Nước này cũng đã cử các đoàn chuyên gia y tế đến 34 quốc gia và chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh với hơn 180 quốc gia và tổ chức quốc tế.

Chiến lược chống đại dịch của Trung Quốc đặt yếu tố người dân lên trên hết

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Trung Quốc coi việc bảo vệ người dân và tính mạng của họ là ưu tiên hàng đầu, bất kể là người dân trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài.

Tính đến ngày 7 tháng 12 năm 2022, khoảng 3,45 tỷ mũi vắc xin đã được tiêm trên toàn quốc. Hơn 228 triệu người trên 60 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 86% tổng dân số trong độ tuổi đó.

Công dân Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng được cung cấp vắc xin COVID-19. Trong vòng ba tháng sau khi Trung Quốc triển khai chương trình vắc-xin "Mầm xuân" vào tháng 3 năm 2021, hơn 1,18 triệu người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài tại hơn 150 quốc gia đã được tiêm vắc-xin Trung Quốc hoặc nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng phạm vi của chương trình tiêm chủng cho công dân nước ngoài sống ở Trung Quốc bằng cách tiêm vắc xin Trung Quốc cho công dân nước ngoài ở độ tuổi đủ điều kiện và điều trị kịp thời cho những người bị nhiễm COVID-19. Nước này cũng điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đối với công dân nước ngoài vào Trung Quốc.

https://news.cgtn.com/news/2022-12-14/How-China-strengthens-vaccine-cooperation-to-battle-COVID-19-1fL8JwjK6Ri/index.html

 

 

nguồn: CGTN