omniture

CGTN: Cách tiếp cận mới: Tại sao bây giờ Trung Quốc lại nới lỏng kiềm chế COVID-19?

CGTN
2022-12-20 21:28 1726

BẮC KINH, 20/12/2022 /PRNewswire/ -- SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19, liên tục biến đổi. Kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây ba năm, loại virus này đã tấn công thế giới với nhiều biến thể khác nhau – Alpha, Beta, Delta, Gamma và sau đó là Omicron – cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Tại một cuộc họp thường niên vào hôm thứ Bảy, Wu Zunyou, giám đốc dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết nếu các biện pháp mới nhất của Trung Quốc nhằm giảm bớt các hạn chế được thực hiện vào đầu năm nay, thì sẽ có từ 866.000 đến 1 triệu ca tử vong liên quan đến COVID xảy ra ở Trung Quốc đại lục vào năm 2022.

Đến tháng 11, khi Trung Quốc công bố các chính sách mới nhằm nới lỏng một loạt biện pháp nghiêm ngặt để theo dõi và cắt giảm sự lây lan của COVID-19, quốc gia này đã báo cáo có hơn 5.000 ca tử vong do loại virus này.

Để đạt được số người tử vong thấp trong tổng dân số 1,4 tỷ người là điều không hề dễ dàng. Khi nhiều quốc gia lần lượt nỗ lực thực hiện và từ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt hơn trong ba năm qua, Trung Quốc đã không làm theo.

Trong ba năm qua, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có sự bùng phát trở lại của COVID-19, chính quyền địa phương đã cố gắng ngăn chặn sự lây truyền của virus càng sớm càng tốt, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh tế và đi lại trong xã hội tạm thời bị chậm lại.

Quốc gia này đã phát hành và cập nhật chín phiên bản Phác đồ chẩn đoán và điều trị COVID-19, cung cấp hướng dẫn kiểm soát sự lây lan và điều trị kịp thời cho bệnh nhân COVID-19.

Tại một bài giảng về cuộc chiến chống lại Omicron do Đại học Tôn Trung Sơn tổ chức vào tuần trước, Zhong Nanshan, chuyên gia nổi tiếng về bệnh hô hấp của Trung Quốc, cho biết một phiên bản mới sẽ sớm được phát hành. Phiên bản mới này sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở chủ động phòng, chống dịch. 

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết dựa trên tình hình mới nhất và sự đột biến của virus, tất cả các biện pháp này đã được đưa ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus dựa trên cơ sở khoa học hơn và có mục tiêu.

Omicron ít gây tử vong hơn

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng gây bệnh và độc lực của Omicron đã giảm so với các chủng trước đây của COVID-19.

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông và Đại học Y Hải Nam ở tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc thực hiện, được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 21 tháng 1, cho thấy sự sao chép và khả năng gây bệnh của biến thể Omicron của SARS-CoV-2 ở chuột bị suy giảm so với chủng dại và các biến thể Alpha, Beta và Delta.

Neeltje van Doremalen, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Virus học của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã bày tỏ quan điểm tương tự vào tháng 11 trên tạp chí Science Advances. Dữ liệu cho thấy Omicron sao chép ở mức thấp hơn so với Delta ở khỉ nâu, dẫn đến giảm bệnh lâm sàng.

Động thái tiếp theo của Trung Quốc trong bối cảnh đối mặt với Omicron

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc không quan ngại nhiều về tình hình này, với Omicron là loại virus xuất hiện nhiều trong thời điểm hiện tại.

Nhà dịch tễ học Wu cho biết tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và nguy kịch trong số tất cả các trường hợp được xác nhận ở Trung Quốc đã giảm từ 16,47% vào năm 2020 xuống còn 3,32% vào năm 2021. Tính đến ngày 5/12/2022, tỷ lệ này là 0,18%.

Zhang Wenhong, Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan thuộc Đại học Phúc Đán có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết tại một hội nghị rằng hệ thống miễn dịch của con người đang dần cân bằng với Omicron, do đó không có khả năng một chủng lây nhiễm mạnh hơn sẽ xuất hiện.

Ông Zhang chia sẻ: "Việc Trung Quốc sắp thoát khỏi đại dịch này là "một kết luận có thể đoán trước" và xu hướng này sẽ không bị đảo ngược. Tuy nhiên, người cao tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương khác vẫn cần được bảo vệ đúng cách, khuyến khích người cao tuổi tiêm vắc-xin.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đưa ra một kế hoạch nhằm tăng cường tiêm chủng cho người cao tuổi để bảo vệ tốt hơn nhóm dễ bị tổn thương này.

Kế hoạch kêu gọi nỗ lực đẩy nhanh việc tăng tỷ lệ tiêm chủng ở những người từ 80 tuổi trở lên, đồng thời tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm chủng ở những người từ 60 đến 79 tuổi.

Ngày 14/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông "hy vọng" rằng đại dịch COVID-19 sẽ không còn được coi là tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào một thời điểm nào đó trong năm tới.

https://news.cgtn.com/news/2022-12-19/-New-Approaches-Alpha-to-Omicron-why-China-is-easing-COVID-controls-1fS73iihxZu/index.html

nguồn: CGTN