Bắc Kinh, 3/1/2023 /PRNewswire/ -- Trong hơn một thế kỷ, Trung Quốc đã không ngừng theo đuổi công cuộc hiện đại hóa - từ "Hồi sinh Trung Quốc" đến mục tiêu "bốn hiện đại hóa" được đưa ra sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trong đó đề cập đến nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học.
Ngày nay, hiện đại hóa không chỉ còn là giấc mơ của người dân Trung Quốc nữa. Năm 2022, bộ máy lãnh đạo Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại trong tất cả các khía cạnh theo cách riêng của quốc gia này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Một kế hoạch chi tiết đầy tham vọng đã được lập ra để xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại trong mọi khía cạnh và thúc đẩy quá trình chuyển mình vĩ đại của dân tộc Trung Quốc trên tất cả các mặt trận thông qua công cuộc hiện đại hóa của riêng Trung Quốc, gióng lên hồi chuông của thời đại, báo hiệu thời khắc chúng ta cất bước trên một hành trình mới", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu năm mới vào ngày thứ Bảy vừa qua.
Hướng tới công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc
Vào tháng 10, công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, một thuật ngữ quan trọng xác định hành trình chuyển mình của quốc gia này, lần đầu tiên được viết thành một báo cáo cho Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).
Công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc có các nét chung của tất cả các quá trình hiện đại hóa khác nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của Trung Quốc.
Chủ tịch Tập đã nhấn mạnh những đặc điểm độc đáo trong công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc: hiện đại hóa một dân số khổng lồ, để đem lại thịnh vượng chung cho toàn dân, để đem lại tiến bộ về vật chất và văn hóa-đạo đức, để đem lại sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên cũng như phát triển trong hòa bình.
Trung Quốc đang nỗ lực để đạt được mục tiêu hiện đại hóa cho hơn 1,4 tỷ người, một con số lớn hơn tổng dân số của tất cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay.
Sở hữu một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Trung Quốc đạt được sự thịnh vượng chung để đảm bảo rằng tất cả người dân đều được hưởng trái ngọt của một nền kinh tế phát triển cũng như giảm bất bình đẳng. Theo Sách xanh thịnh vượng chung, chỉ số thịnh vượng chung của Trung Quốc tăng 79,3% từ mức 24,67 trong năm 2013 lên mức 44,23 trong năm 2020.
Trong khi tiếp tục củng cố nền tảng vật chất cho hiện đại hóa và cải thiện đời sống vật chất để người dân được hạnh phúc, Trung Quốc đang phấn đấu phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến, nuôi dưỡng những lý tưởng và niềm tin mạnh mẽ, đồng thời duy trì di sản văn hóa của Trung Quốc. Trung Quốc hiện có 43 hạng mục thuộc danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, con số cao nhất thế giới hiện nay.
Được dẫn lối bởi triết lý phát triển mới đi đôi với phát triển sáng tạo, phối hợp, thân thiện với môi trường, cởi mở và chia sẻ, Trung Quốc trong năm 2022 tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 3,2% vào năm 2022, phù hợp với tốc độ phát triển dự kiến toàn cầu.
Như các lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cam kết, quốc gia này vẫn luôn cam kết phát triển trong hòa bình. Sáng kiến An ninh Toàn cầu được đưa ra vào tháng Tư là một ví dụ. Sáng kiến này được hơn 70 quốc gia đánh giá cao và ủng hộ.
Cùng với những bước đi vững chắc
CPC đặt mục tiêu thực hiện công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa từ năm 2020 đến năm 2035, và xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại thịnh vượng, mạnh mẽ, dân chủ, tiến bộ trong văn hóa, hài hòa và tươi đẹp từ năm 2035 cho đến giữa thế kỷ này.
Con đường để đạt được các mục tiêu đã được xác định. Với triết lý phát triển lấy nhân dân làm gốc, quốc gia này đã xây dựng các hệ thống giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới.
Ông Tập đã gọi quá trình đổi mới là trọng tâm cho công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc. Việc Trung Quốc theo đuổi khả năng độc lập trong quá trình đổi mới khoa học được phản ánh trong nhiều thành tựu của mình, bao gồm Hệ thống vệ tinh định vị Beidou, các chuyến thăm dò không gian bao gồm các robot thăm dò mặt trăng và sao Hỏa cũng như xây dựng trạm không gian của riêng Trung Quốc và tàu ngầm có người lái Fendouzhe. Nước này cũng đã phát triển các công nghệ đường sắt tốc độ cao của riêng mình, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo.
Trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc cung cấp, thứ hạng của Trung Quốc đã tăng lên vị trí thứ 11 trong số 132 nền kinh tế được khảo sát.
Được dẫn lối bởi tầm nhìn của Chủ tịch Tập về "rừng vàng biển bạc là tài sản vô giá", động cơ hiện đại hóa của Trung Quốc cũng nhấn mạnh về việc phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Quốc gia này đã cắt giảm 34,4% lượng phát thải carbon trong 10 năm qua và cam kết sẽ đạt mức phát thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon trước năm 2060.
Hơn nữa, Trung Quốc nhắc lại rằng sẽ thúc đẩy một chương trình nghị sự mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực cũng như sâu rộng hơn, đi theo con đường riêng Trung Quốc để hiện đại hóa và chia sẻ cơ hội phát triển đất nước với toàn thế giới. Trong 11 tháng đầu năm 2022, thương mại hàng hóa của Trung Quốc đã tăng 8,6% so với năm trước, ở mức 38,34 nghìn tỷ nhân dân tệ (5,5 nghìn tỷ USD), theo Tổng cục Hải quan.