BẮC KINH, 9/6/2023 /PRNewswire/ - Bà Ma Yanru, 59 tuổi, một chuyên gia về bảo tồn di tích văn hóa, đang miệt mài nỗ lực khôi phục một thanh kiếm sắt từ triều đại Hán có niên đại hơn 2.000 năm.
Sử dụng kính hiển vi, bà Ma quan sát thấy các sợi vàng xen kẽ trên lưỡi kiếm và vân gỗ trên bao kiếm. Bà kết luận rằng những đường vân gỗ cho thấy vật liệu làm bao kiếm được lấy từ một khu rừng lá rộng.
Bà Ma nhận định rằng có thể thu thập rất nhiều thông tin từ thanh kiếm thời Hán, thanh kiếm này có giá trị lịch sử rất cao vì là một trong những vũ khí lạnh tốt nhất tại Trung Quốc thời cổ đại.
Bà Ma cho biết: "Dù là văn hóa Trung Quốc hay văn hóa đến từ các nơi khác trên thế giới, tất cả di sản văn hóa đều có thể được thừa kế thông qua việc bảo tồn vật thể và vật chất.
Khi chúng ta nhìn thấy một đồ vật gì đó, điều đó gợi nhớ cho chúng ta về những con người đã tạo ra hoặc từng sử dụng đồ vật đó. Điều này thúc đẩy chúng ta khám phá cuộc sống của những người sinh sống ở thời cổ đại và văn hóa của họ."
Bà Ma nói thêm: "Với những vật thể và vật chất này, chúng ta có thể xác minh các giả định của mình và tìm ra câu trả lời".
Bà Ma là một trong số nhiều chuyên gia phục hồi di vật văn hóa tại Trung Quốc - một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và là một quốc gia luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên.
Tục ngữ Trung Quốc cổ xưa có câu: "Mọi vật trong thế giới đều có quy luật tồn tại và phát triển, nhưng chúng biết cách bảo tồn gốc rễ của mình."
Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khẳng định tinh thần này, ông thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa. Ông tin rằng nền văn minh Trung Quốc bền vững là nhờ sự hiểu biết cơ bản về nguồn cội gốc rễ.
Trong suốt 10 năm qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác bảo tồn các hiện vật tạo tác.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Rao Quan, đến cuối năm 2021, có khoảng 108 triệu bộ di vật văn hóa di động thuộc sở hữu của nhà nước và khoảng 767.000 di vật văn hóa bất động không thể di chuyển ở Trung Quốc. Ông cũng cho biết hiện Trung Quốc hiện có 56 di sản thế giới, xếp thứ hai trên thế giới.
Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Theo một hội nghị quốc gia về di sản văn hóa được tổ chức vào tháng 7 năm ngoái, tính đến nay, Trung Quốc tự hào ghi danh 42 hạng mục trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, nhiều nhất trên thế giới.
Cũng trong hội nghị này, các dự án lớn nhằm bảo vệ các di tích văn hóa gắn liền với Vạn Lý Trường Thành, Đại Vận Hà và các dự án khác được công bố là đã hoàn thành. Thêm vào đó, hàng chục nghìn di tích văn hóa có giá trị cũng đã được khai quật hoặc được phục hồi.
Trong báo cáo do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình lên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh rằng văn hóa truyền thống tinh túy của Trung Quốc là kết tinh trí tuệ của nền văn minh Trung Quốc. Cũng trong báo cáo, ông nhấn mạnh Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các hiện vật và di sản văn hóa, đồng thời bảo vệ và bảo tồn tốt hơn di sản lịch sử và văn hóa trong quá trình phát triển đô thị và nông thôn.