omniture

CGTN: BRICS chào đón các thành viên mới: Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

CGTN
2023-08-28 08:30 4175

BẮC KINH, 28/08/2023 /PRNewswire/ -- Vào thứ Năm, các nhà lãnh đạo BRICS đã cùng nhất trí mời sáu quốc gia tham gia vào khối liên minh, bao gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Thông báo được đưa ra tại một buổi họp báo trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15, với sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo BRICS khác bao gồm Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia bằng phướng thức trực tuyến.

Tư cách thành viên của sáu quốc gia sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các thành viên BRICS cùng hợp tác để viết nên một chương mới về tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển để ngày càng thịnh vượng.

Khởi đầu mới tạo nên động lực mới

Tại buổi họp báo, 5 nhà lãnh đạo BRICS đã gửi lời chúc mừng tới 6 nước này và bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của khối liên minh.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết: "Việc mở rộng BRICS là bước ngoặt mang tính lịch sử và là khởi đầu mới cho mối quan hệ hợp tác giữa các nước BRICS."

Ông đánh giá cao và cho rằng việc mở rộng hợp tác sẽ thổi nguồn sinh khí mới cho cơ chế hợp tác của BRICS và củng cố sức mạnh cho các lực lượng duy trì hòa bình và phát triển thế giới.

Ông Tập cho biết ông tin rằng chỉ với tinh thần đoàn kết, các nước BRICS có thể đạt được nhiều điều thông qua việc hợp tác này và một tương lai đầy hứa hẹn đang chờ đợi các nước thành viên.

Để nhấn mạnh các nước BRICS đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc hướng dẫn quá trình mở rộng BRICS, Ramaphosa, người chủ trì cuộc họp báo, đã chia sẻ với các phóng viên: "Chúng tôi đánh giá cao lợi ích của các quốc gia khác trong việc xây dựng quan hệ đối tác của BRICS."

Ông Ramaphosa cho biết thêm rằng thông qua hội nghị thượng đỉnh, BRICS đã khởi đầu một chương mới trong việc nỗ lực mang lại một thế giới công bằng, toàn diện và thịnh vượng.

Tổng thống Brazil Lula chỉ ra sự quan tâm của các quốc gia khác khi tham gia BRICS cho thấy việc nước này theo đuổi một trật tự kinh tế thế giới mới có liên quan như thế nào.

Thủ tướng Ấn Độ, ông Modi thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối với việc mở rộng BRICS, cho biết: "Ấn Độ luôn tin rằng việc bổ sung các thành viên mới sẽ củng cố sức mạnh cho khối BRICS với tư cách là một tổ chức và việc này sẽ thúc đẩy cho những nỗ lực chung của chúng ta một động lực mới để nỗ lực hơn nữa."

Ông Modi chia sẻ thêm rằng việc mở rộng khối BRICS "cũng sẽ củng cố niềm tin của nhiều quốc gia vào trật tự thế giới đa cực".

Trong khi đó, Tổng thống Nga, ông Putin tuyên bố sẽ thiết lập sự tương tác một cách thực tế với các thành viên mới và tiếp tục nỗ lực để mở rộng sự ảnh hưởng của liên minh trên thế giới.

Tại sao nhiều quốc gia muốn gia nhập khối liên minh BRICS?

Theo Tổng thống Ramaphosa, có hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, trong đó có 22 quốc gia đã chính thức yêu cầu được gia nhập.

Những phát biểu của Tổng thống Trung Quốc tại cuộc họp báo đã làm sáng tỏ tại sao việc tham gia nhóm BRICS trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với các quốc gia trong thế giới đang ngày một phát triển hiện nay.

Ông Tập nói: "Việc mở rộng phản ánh sự quyết tâm của các nước BRICS trong việc đoàn kết và hợp tác với các nước đang phát triển khác, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và phục vụ lợi ích chung của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển."

Mặc dù tình hình quốc tế có nhiều biến động, nhóm BRICS, bao gồm hơn 40% dân số toàn cầu và chiếm 1/4 nền kinh tế thế giới, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hợp tác, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung và giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm khoảng cách kinh tế ngày càng gia tăng giữa miền Bắc và miền Nam, biến đổi khí hậu và quản trị kỹ thuật số.

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do BRICS thành lập, có trụ sở chính tại Thượng Hải, mang đến một cái nhìn toàn cảnh về những nỗ lực của nhóm trong việc giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng và phát triển mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt, đồng thời thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững.

NDB là tổ chức tài chính đa phương toàn cầu đầu tiên được khởi xướng hoàn toàn bởi các quốc gia đang phát triển, NDB đã phê duyệt 98 dự án với tổng giá trị 33,2 tỷ đô la, cung cấp bảo đảm một cách mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng toàn cầu.

NDB cũng đã củng cố thêm thương hiệu thân thiện với môi trường và phát triển bền vững của mình, khi khoảng 40% các dự án của ngân hàng tập trung vào việc giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Trong lĩnh vực kỹ thuật số, BRICS đã xây dựng Khung Chương Trình Đối Tác Kinh Tế Số BRICS, nhấn mạnh những điểm tương đồng và bổ trợ lẫn nhau của các thành viên BRICS trong nền kinh tế số.

Trung Quốc là nhà đầu tư và đối tác thương mại quan trọng trong nhóm BRICS. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc với các thành viên BRICS khác đã tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,38 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 330,62 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.

https://news.cgtn.com/news/2023-08-24/BRICS-announces-new-members-1mwR9byHOp2/index.html

 

nguồn: CGTN