omniture

CGTN: Trung Quốc chia sẻ lợi ích phát triển với thế giới thông qua BRI như thế nào

CGTN
2023-09-11 09:33 921

BẮC KINH, 11/09/2023 /PRNewswire/ -- Kể từ khi Trung Quốc đề xuất Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đến nay đã được 10 năm, đây là một dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nước tham gia và tăng trưởng kinh tế toàn cầu thông qua hợp tác và kết nối.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, để kỷ niệm 10 năm BRI và lên kế hoạch hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao với tất cả các đối tác, Trung Quốc đã quyết định tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba về Hợp tác quốc tế vào tháng 10.

BRI, tên gọi đề cập đến Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, do Trung Quốc khởi xướng vào năm 2013 nhằm xây dựng mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng kết nối châu Á với châu Âu, châu Phi và xa hơn nữa so với các tuyến đường thương mại Con đường tơ lụa cổ xưa.

Qua 10 năm thực tiễn đã chứng minh rằng sáng kiến đã đem lại lợi ích chung quan trọng trên toàn cầu và Trung Quốc chia sẻ lợi ích phát triển của mình với các quốc gia và thế giới nói chung với mục tiêu theo đuổi sự thịnh vượng.

"Một thông điệp thiện chí"

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế quốc gia của Trung Quốc cho biết trong vòng 10 năm qua, nước này đã ký hơn 200 văn kiện hợp tác về xây dựng Vành đai và Con đường với 152 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, chiếm 83% các quốc gia mà Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Các số liệu chứng minh rằng hợp tác BRI đã mang lại lợi ích hữu hình cho cả Trung Quốc và các nước tham gia.

Từng là một dự án bị đình trệ từ lâu, Cảng Gwadar ở Pakistan đang trên đà trở thành trung tâm kết nối khu vực mang lại lợi ích cho Pakistan, Afghanistan và Trung Á sau khi các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp quản.

Cảng được xây dựng như một khu vực phát triển trọng điểm trong dự án hàng đầu của BRI, Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan.

Cảng đã xử lý hơn 600.000 tấn hàng hóa trong 14 tháng qua. Hơn 30 doanh nghiệp liên quan đến kho bãi ở nước ngoài, chế biến thủy sản, chế biến dầu ăn, sản xuất đồ nội thất, lắp ráp xe điện, thương mại và hậu cần đã đi vào ổn định trong giai đoạn đầu của Khu vực tự do của Cảng Gwadar.

Ông Adhere Cavince, một học giả về quan hệ quốc tế người Kenya, cho biết: "BRI… là thông điệp thiện chí từ Trung Quốc gửi tới các nước đang phát triển khác. Sáng kiến này cho phép các nền kinh tế mới nổi học hỏi từ Trung Quốc và nắm bắt các cơ hội từ việc chia sẻ lợi ích phát triển của Trung Quốc".

"Nhân tố thay đổi cục diện" trên trường quốc tế

Được hình thành như một nền tảng mới cho hợp tác kinh tế quốc tế, BRI đóng vai trò là động lực vững chắc nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kết nối xuyên khu vực và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mới.

Dữ liệu chính thức cho thấy, trong 3.000 dự án hợp tác BRI, có khoảng 420.000 việc làm đã được tạo ra, giúp gần 40 triệu người thoát nghèo.

Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, cơ sở hạ tầng giao thông BRI dự kiến sẽ tăng thu nhập thực tế toàn cầu từ 0,7 đến 2,9%, giúp 7,6 triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo cùng cực và 32 triệu người khỏi tình trạng cận nghèo.

Kết nối cơ sở hạ tầng giữa các khu vực và châu lục cũng trở nên dễ dàng hơn thông qua hợp tác Vành đai và Con đường.

Tuyến đường sắt tốc hành Trung Quốc-châu Âu đã đi qua 211 thành phố tại 25 quốc gia châu Âu và Hành lang thương mại đường bộ-đường biển quốc tế mới đã kết nối các khu vực miền trung và miền tây của Trung Quốc với hơn 300 cảng tại hơn 100 quốc gia.

Trong khi đó, các đối tác BRI đã tích cực tiến hành hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi, chẳng hạn như nền kinh tế số. Con đường tơ lụa kỹ thuật số, là một phần của BRI, đang trở thành cầu nối kỹ thuật số tạo điều kiện thuận lợi cho một hình thức toàn cầu hóa mới.

Ông Boris Tabic, cựu tổng thống Serbia, chia sẻ với CGTN: "Trong 10 năm qua, BRI là nhân tố thay đổi cục diện trên trường quốc tế, đem đến chủ nghĩa đa phương trên thế giới bao giờ hết, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn cho các quốc gia đi theo sáng kiến này".

https://news.cgtn.com/news/2023-09-07/How-China-shares-development-dividend-with-world-through-BRI--1mPdMMoSENO/index.html

nguồn: CGTN