omniture

CGTN: Trung Quốc cam kết "xây dựng cộng đồng Nam Bán cầu với tương lai chung"

CGTN
2023-09-19 12:01 652

BẮC KINH, 19/09/2023 /PRNewswire/ -- Người dân Havana hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 77 (G77+) Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước đang phát triển.

Kiến trúc sư Eddy Regueiro chia sẻ với CGTN trước sự kiện diễn ra vào thứ Sáu và thứ Bảy tại thủ đô Cuba: "Các nước đang phát triển cần phát triển, chống đói nghèo và giải quyết các vấn đề khác ảnh hưởng đến họ".

Sinh viên ngành Xã hội học Samantha Ross cho biết: "Tôi hy vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung vào các cách để đạt được sự phát triển bền vững bằng cách sử dụng khoa học và công nghệ để tìm kiếm những phương thức sáng tạo hơn cho quá trình phát triển của các nước đang phát triển".

Kỳ vọng của họ phản ánh tuyên bố Havana được phê chuẩn vào hôm thứ Bảy, trong đó nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ, đồng thời kêu gọi một môi trường cởi mở, công bằng, toàn diện và không phân biệt đối xử vì mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ.

Với sự tham gia của 134 quốc gia đang phát triển, G77 đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại Havana vào ngày 16 tháng 9, tuyên bố đây là Ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới tại Nam Bán cầu.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số

Trong hội nghị thượng đỉnh, ông Li Xi, đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng là ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), kêu gọi tất cả các nước đều được hưởng lợi như nhau từ lợi ích kỹ thuật số, đồng thời cho rằng không một quốc gia đang phát triển nào bị bỏ lại phía sau hoặc bị bỏ rơi trong quá trình phát triển các công nghệ và ngành công nghiệp mới.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 lần thứ 17 tại Bali, Indonesia vào tháng 11 năm 2022, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết điều quan trọng là phải thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, đồng thời cho rằng các quốc gia nên cùng nhau thúc đẩy kết nối trong thời đại kỹ thuật số và thực hiện các biện pháp hiệu quả để nâng cao trình độ và kỹ năng kỹ thuật số cho tất cả mọi người.

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh rằng điều đặc biệt quan trọng là giúp các nước đang phát triển và các nhóm chịu thiệt thòi thích ứng với chuyển đổi số và nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.

Ông Chen Chunjiang, trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại, cho biết vào tháng 3 rằng để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, Trung Quốc đã thiết lập cơ chế hợp tác Con đường tơ lụa kỹ thuật số với 17 quốc gia và thúc đẩy cơ chế hợp tác song phương thương mại điện tử Con đường tơ lụa với 29 quốc gia.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Liên minh châu Phi kiêm Tổng thống Comoros Azali Assoumani ca ngợi những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu với hợp tác kỹ thuật số, đồng thời cho rằng hợp tác kỹ thuật số là một phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thúc đẩy hợp tác Nam-Nam

Ông Li Xi cũng nhấn mạnh hợp tác Nam-Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác của Trung Quốc với các quốc gia khác.

Ông cho biết: "Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới. Dù ở giai đoạn phát triển nào, Trung Quốc sẽ luôn là một phần của thế giới đang phát triển và là thành viên của Nam Bán cầu".

Tại Hội nghị Tiếp cận BRICS-Châu Phi và Đối thoại BRICS Plus ở Johannesburg vào tháng 8, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc đã thành lập Quỹ Hợp tác Nam-Nam và Phát triển Toàn cầu với tổng kinh phí là 4 tỷ USD, và các tổ chức tài chính Trung Quốc sẽ sớm thành lập một quỹ đặc biệt trị giá 10 tỷ USD dành riêng cho việc thực hiện Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI).

Thủ tướng Djibouti Abdoulkader Kamil Mohamed cho biết hợp tác Nam-Nam là một phương thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình đoàn kết, đồng thời ca ngợi GDI vì đã đạt được nhiều mối quan hệ hợp tác thành công ở Nam Bán cầu trong hội nghị thượng đỉnh.

"Khi mọi người đồng lòng và chung sức, họ có thể vượt qua mọi khó khăn", ông Li Xi trích dẫn một ngạn ngữ Trung Quốc, kêu gọi các thành viên G77 và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, phát triển xanh, công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo. 

Cải cách quản trị toàn cầu

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm thứ Sáu đã kêu gọi các thành viên G77 và Trung Quốc ủng hộ một hệ thống đa phương dựa trên nguyên tắc bình đẳng, mang lại lợi ích cho toàn nhân loại chứ không chỉ dành cho những người có đặc quyền.

Ông Guterres nhấn mạnh rằng khoa học, công nghệ và đổi mới có thể thúc đẩy tình đoàn kết và giải quyết các vấn đề chung, tuy nhiên, ngày nay "chúng thường xuyên gây ra sự bất bình đẳng và chia rẽ sâu sắc".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm thứ Tư đã đưa ra đề xuất về cải cách và phát triển quản trị toàn cầu, nêu rõ lập trường và đề xuất của Trung Quốc về các lĩnh vực chính của quản trị toàn cầu.

Về phát triển khoa học, Trung Quốc nhấn mạnh rằng những tiến bộ khoa học công nghệ phải mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, chứ không trở thành phương tiện hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các nước khác. 

Đề xuất này nhấn mạnh rằng các nước đang phát triển cần được hưởng đầy đủ quyền sử dụng khoa học và công nghệ một cách công bằng để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với các rủi ro an ninh do phát triển khoa học và công nghệ gây ra.

Trung Quốc sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với tư duy và hành động cởi mở hơn, hợp tác với các nước khác để thúc đẩy một môi trường cởi mở, công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử để phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời thúc đẩy lợi ích chung và hỗ trợ lẫn nhau, ông nói thêm.

https://news.cgtn.com/news/2023-09-18/China-to-build-a-Global-South-community-with-a-shared-future--1nb5bQsqY9O/index.html

nguồn: CGTN