omniture

Thời báo Global Times: Sức mạnh, sự tự tin và lòng hiếu khách của Trung Quốc được thể hiện trọn vẹn tại Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19

Global Times
2023-09-27 16:43 1010

BẮC KINH, 27/09/2023 /PRNewswire/ -- Tại Hàng Châu, Trung Quốc đã một lần nữa khiến khán giả trong nước và quốc tế ngạc nhiên không chỉ với lễ khai mạc hiện đại của Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19, mà còn bằng tinh thần thi đua xuất sắc của các vận động viên và sự đoàn kết của người Trung Quốc trong công tác tổ chức một lễ hội thể thao tuyệt vời cho cả châu Á và thế giới. Quốc gia này cũng đã thành công trong việc sử dụng sự kiện thể thao lớn đầu tiên được tổ chức trên lãnh thổ của quốc gia này sau khoảng thời gian hạn chế phong tỏa do COVID-19 để thể hiện sự cởi mở, thân thiện và lòng hiếu khách thường thấy của quốc gia này.

Các chuyên gia cho biết, một buổi lễ hoành tráng cũng như sự sắp xếp chu đáo cho Đại hội này cũng thể hiện niềm tin văn hóa mạnh mẽ, sức mạnh quốc gia ngày càng tăng và năng lực đổi mới hàng đầu của Trung Quốc.

Vào ngày đầu tiên của Đại hội Thể thao châu Á, Trung Quốc đã giành được 13 huy chương vàng, trong tổng số 31 huy chương được trao, ở các môn chèo thuyền, bắn súng, năm môn phối hợp hiện đại, wushu và các môn thể thao khác. Đội Trung Quốc đã giành được huy chương vàng đầu tiên của Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu ở nội dung đua thuyền đôi hạng nhẹ nữ tại Trung tâm thể thao dưới nước Fuyang vào sáng Chủ nhật, chưa đầy 10 phút sau khi bắt đầu ngày thi đấu đầu tiên.

Kể từ Đại hội Thể thao châu Á 2002 được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc, đoàn Trung Quốc đã giành được huy chương vàng đầu tiên trong 6 Đại hội Thể thao châu Á liên tiếp trong hơn 20 năm qua.

Ông Raja Randhir Singh, quyền chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA), có trao đổi với Global Times trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật rằng ông vô cùng ấn tượng với kỳ Đại hội Thể thao châu Á tại Hàng Châu, đặc biệt là với lễ khai mạc, sự phối hợp giữa OCA và ban tổ chức cho Đại hội cũng như công nghệ xuất hiện trong sự kiện này như thẻ ID không cần chạm.

Khi thảo luận về buổi lễ khai mạc tối thứ Bảy, ông Singh đã dùng cụm từ "cực kỳ ấn tượng".

Ông nói rằng: "Điều mà tôi muốn đặc biệt nhắc đến lần này là một điều rất mới mẻ. Thông thường, bạn sẽ phải mang theo thẻ người tham gia và quét rồi chờ đợi. Nhưng không phải ở Hàng Châu".

Ông phát biểu rằng với thẻ ID không cần chạm cho người tham gia tại Hàng Châu, tất cả những người tham gia kỳ Đại hội này có thể đi qua bất kỳ lối vào nào với thẻ đeo trên cổ.

Lễ khai mạc tráng lệ

Các chủ đề về Đại hội Thể thao châu Á đã thống trị trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc, những người dùng mạng không chỉ cổ vũ cho màn trình diễn xuất sắc của các vận động viên, mà còn khen ngợi lễ khai mạc hiện đại, sáng tạo và tuyệt vời.

Khi các vận động viên từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ bước vào sân, màn hình lớn trên mặt sàn có hình dáng quạt tròn, chào đón họ với hương vị Giang Nam độc đáo. Những tiếng trống từ màn múa trống quế hoa vang lên đầy hứng khởi, kèm theo đó là tiếng nhạc dân gian Trung Hoa được tấu lên để cổ vũ cho các vận động viên. Trong không khí đó, khán giả có mặt tại sân không ngừng vỗ tay tán thưởng các vận động viên đến từ khắp châu Á.

Tiếp theo đó, là một màn trình diễn với sự xuất hiện của các yếu tố Trung Hoa. Màn trình diễn này là sự kết hợp của các yếu tố truyền thống của Trung Quốc như "cầm, kỳ, thư pháp, hội họa, thơ ca, rượu và trà" được đưa vào đạo cụ, song song với đó còn có VR, AR và đèn lồng hình ảnh ảo bay lên bầu trời, tượng trưng cho sự đoàn kết của toàn thể người dân châu Á .

Sau màn trình diễn ngoạn mục thể hiện sự giao thoa giữa các làn sóng phong cách dân tộc, thiên nhiên, khoa học và công nghệ, thể thao và dòng chảy thời đại của Trung Quốc, đài đuốc đã được thắp sáng bởi vận động viên bơi lội vô địch Olympic Wang Shun và hơn 100 triệu "người cầm đuốc kỹ thuật số".

Global Times được biết rằng hoạt động rước đuốc trực tuyến của "người cầm đuốc kỹ thuật số" đã được triển khai đồng thời với hoạt động rước đuốc thực sự. Trước lễ khai mạc, tổng số người cầm đuốc kỹ thuật số tại Đại hội thể thao châu Á trực tuyến đã vượt quá 104 triệu.

Ebadi Yaghoub, một phóng viên đến từ Ả Rập Saudi, trao đổi với Global Times hôm thứ Bảy rằng chắc chắn phải có yếu tố đặc biệt nào đó nếu sự kiện này được tổ chức ở Trung Quốc. Yaghoub cho biết lễ khai mạc khiến anh rất xúc động, đặc biệt là phần "người cầm đuốc kỹ thuật số".

Yaghoub nói rằng "Trung Quốc luôn mang đến điều gì đó độc đáo", đồng thời cũng nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại theo cách sáng tạo như vậy thực sự làm anh này rất ngạc nhiên.

Ý tưởng về 100 triệu "người cầm đuốc kỹ thuật số" phản ánh ý tưởng rằng Đại hội Thể thao châu Á cũng được kết nối chặt chẽ với hàng triệu người dân bình thường ở châu Á; Zhang Yiwu, giáo sư Đại học Bắc Kinh có chuyên môn về nghiên cứu văn hóa, có trao đổi với Global Times hôm Chủ nhật rằng Đại hội này có sự tham gia của hàng triệu người dân bình thường, những người cùng nhau tạo ra khoảnh khắc kỳ diệu này.

Một người dân Hàng Châu họ Long nói với Global Times hôm Chủ nhật rằng: "Màn trình diễn pháo hoa số thật tuyệt vời, đây là sự kết hợp giữa Đại hội Thể thao châu Á cho tất cả mọi người và Đại hội Thể thao châu Á số hóa với nhau. Ý tưởng này rất hay, nhưng chính công nghệ của chúng tôi đã khiến màn pháo hoa này thành hiện thực. Tất cả những điều đó diễn ra tại Hàng Châu, quê hương tôi, cũng như trung tâm công nghệ mới của Trung Quốc. Điều này khiến tôi thực sự vô cùng tự hào".

Hashtag "lễ khai mạc Đại hội Rhể thao châu Á" đã thu hút 670 triệu lượt đọc trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc tính đến thời điểm viết bài. Một người dùng mạng viết rằng Đại hội này không chỉ thể hiện sự xuất sắc, sự tôn trọng và tình hữu nghị, vốn là cốt lõi của tất cả các sự kiện thể thao, mà còn thể hiện tinh thần châu Á, khi khu vực này theo đuổi hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.

Một người khác cho biết lễ khai mạc đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của Hàng Châu, một thành phố văn hóa và lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, đồng thời phản ánh truyền thống hiếu khách, cởi mở và thân thiện của Hàng Châu và Trung Quốc, một đặc điểm của nền văn minh Trung Hoa.

Một số người dùng mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter, cũng dành lời khen ngợi về màn hiển thị ngọn đuốc và pháo hoa số hóa, cho rằng đó là một cách tiết kiệm tiền và làm cho các sự kiện thể thao toàn cầu trở nên bền vững hơn về mặt kinh tế. Một số người thậm chí còn kêu gọi Thế vận hội Olympic Paris 2024 áp dụng những ý tưởng tương tự.

Tinh thần đoàn kết, hiếu khách gây ấn tượng mạnh

Zhang cho biết tầm quan trọng của sự kiện thể thao quốc tế không chỉ là cung cấp một địa điểm tuyệt vời cho các vận động viên thi đấu với nhau mà còn thể hiện sức mạnh của nước chủ nhà với thế giới.

Li Haidong, giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói với Thời báo Global Times hôm Chủ nhật rằng ngoài sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, Đại hội này còn truyền tải tới khách mời và thế giới về lòng hiếu khách của người dân Trung Quốc. Ông cho biết sự tham dự đông đảo của các nhà lãnh đạo và đại biểu nước ngoài không chỉ thể hiện tình đoàn kết giữa các nước châu Á mà còn thể hiện sự công nhận từ nhiều phía về vai trò của Trung Quốc trong các sự kiện thể thao quốc tế và các vấn đề quốc tế khác, thể hiện sự sẵn sàng phối hợp và hợp tác của các nước này với Trung Quốc trong công cuộc thúc đẩy thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.

nguồn: Global Times