omniture

15 tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Signature Art của Quỹ các hãng bia Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 3

Asia Pacific Breweries (APB) Foundation
2014-09-09 15:13 1055

 

TTXVN (Hanoi, Vietnam 1/9/2014)/PRNewswire/--

15 tác phẩm lọt vào vòng chung kết tranh Giải Nhất trị giá 60.000 đôla Singapore đã được công bố ngày hôm nay

Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM) và Quỹ Các hãng bia Châu Á Thái Bình Dương (APB) hôm nay công bố 15 tác phẩm lọt vào vòng chung kết giành Giải thưởng Signature Art của Quỹ APB 2014. Trong lần tổ chức thứ 3 này, giải thưởng vinh danh các tác phẩm nghệ thuật đương đại xuất sắc nhất của các nghệ sỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương suốt 3 năm qua.

Được lựa chọn bởi một ban giám khảo gồm 5 thành viên xuất sắc đến từ khu vực, các tác phẩm của những thành viên lọt vào vòng trong được lựa chọn từ 105 đề cử từ 24 nước và vùng lãnh thổ. Những tác phẩm đầy sáng tạo và phấn khích trong những năm gần đây, các tác phẩm đương đại biểu trưng cho những tác phẩm xuất sắc nhất của khu vực và không bị giới hạn về thể loại. Với rất nhiều loại hình từ vẽ tranh cho tới điêu khắc, chụp ảnh, các tác phẩm video và nghệ thuật trình diễn, mỗi thể loại đều hướng tới các vấn đề điển hình và tựu chung đều phản chiếu không chỉ bức tranh nghệ thuật đương đại mà còn cả những vấn đề và những cuộc đối thoại trong xã hội của chúng ta ngày nay.

15 đề cử vào vòng trong đại diện cho 13 nước và vùng lãnh thổ gồm Thái Lan, Hàn Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Trung Quốc đại lục, Indonesia, Vietnam, Australia, Ấn Độ, Bangladesh và Đài Loan. Đó là những tác phẩm:

- 'Giọt lệ vàng' (2013) của Arin Rungjang đến từ Thái Lan
- 'Custos Cavum (Người bảo vệ ổ chuột)' (2011) của Choe U-Ram, Hàn Quốc
- 'Kahani Eik Shehr Ki (Chuyện một thành phố)' (2012) của Farida Batool, Pakistan
- 'Một chỗ / Trong phòng' (2013) của Go Watanabe, Nhật Bản
- 'PYTHAGORAS' (2013) của Ho Tzu Nyen, Singapore
- 'Đi tìm Thần Vệ nữ' (2012) của Lisa Reihana, New Zealand
- 'Dấu vết' (2011) của Liu Jianhua, Trung Quốc
- 'Tôi làm ma trong chính nhà mình' (2012) của Melati Suryodarmo, Indonesia
- 'Phố Rankin năm 1953' (2013) của Naeem Mohaiemen, Bangladesh
- 'Không phụ đề' (2013) của Nguyễn Trinh Thi, Vietnam
- 'Tình yêu vĩnh cửu' (2011) của Owen Leong, Australia
- 'Những bức thư từ nơi xa' (2012-2014) của Peng Wei, Trung Quốc đại lục
- 'Quán nước đục' (2013) của Ranbir Kaleka, Ấn Độ
- 'Ảo tưởng -- Công trình công cộng bị bỏ quên ở Taiwan' (2010-2013) của Yao Jui-Chung + Lost Society Document (LSD), Đài Loan
- 'Bẫy sói Eskimo trong những bài thuyết pháp' (2013) của Zhao Renhui, Singapore

(Để biết chi tiết về tiểu sử và phát biểu của các nghệ sỹ, xem trang web http://www.singaporeartmuseum.sg/apbfSAP2014.html)

Lựa chọn Những người vào vòng chung kết năm nay là một ban giám khảo gồm ông Chris Saines, Giám đốc Queensland Art Gallery | Gallery of Modern Art; Ông Feng Boyi, người lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật độc lập xuất chúng và là nhà phê bình nghệ thuật đương đại Trung Quốc; Bà Luckana Kunavichayanont, Giám đốc Trung tâm Văn hoá và Nghệ thuật Bangkok Art and Culture Center; Bà Pooja Sood, Giám đốc Hội các nghệ sỹ quốc tế KHOJ; and Tiến sỹ Susie Lingham, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Singapore.

Một tuyên bố từ ban giám khảo cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng giới thiệu những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của Giải Signature Art 2014 của Quỹ APB. Thu hẹp danh sách tuyển chọn từ trên 100 tác phẩm xuống còn 15 tác phẩm vào vòng trong là một quá trình lựa chọn đầy khó khăn và những cuộc thảo luận gay gắt – chứng tỏ danh sách dài được đề cử đã được tinh lọc, phong phú và đa dạng. Nhìn chung, 15 tác phẩm được lựa chọn đã phác họa tương lai nền mỹ thuật đương đại của khu vực đang không ngừng phát triển và rất phong phú. Các tác phẩm vào vòng trong đã cho thấy sức mạnh của khái niệm và sự thể hiện, và bất luận bắt nguồn từ những nền tảng văn hóa, lịch sử và bối cảnh khác nhau, đã khám phá một cách khéo léo những vấn đề tương đồng về bản sắc, sự nhập cư, phát triển đô thị, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phai nhạt của các giá trị cũ, sự đa dạng về văn hóa và hơn thế nữa."

Unsubtitled by Nguyen Trihn Thi is the only Vietnamese work shortlisted for the prestigious title. Inspired by reflections - both her own and that of other artists in our society, her work is a hauntingly thought-provoking video installation that looks at freedom of expression through performance art. The video installation further explores the possibilities of preserving differences of individuals while creating a sense of collective experiences.

"Không phụ đề" của Nguyen Trinh Thi là tác phẩm duy nhất của Việt Nam lọt vào vòng chung kết của giải thưởng này. Lấy cảm hứng từ những suy ngẫm của bản than và những nghệ sĩ khác trong xã hội, tác phẩm của Nguyen Trinh Thi là một video sắp đặt ám ảnh tư duy, hướng đến sự tự do thể hiện thông qua nghệ thuật trình diễn. Video sắp đặt này tiếp tục khai thác các khả năng bảo tồn những khác biệt giữa các cá nhân đồng thời tạo ra cảm nhận về những trải nghiệm tập thể.

Các tác phẩm lọt khác vào vòng chung kết bao gồm 'Tôi làm ma trong chính nhà mình' của Melati Suryodarmo, một màn trình diễn dài 12 tiếng đầy sung lực và dữ dội với hình ảnh nghệ sỹ này nghiền nát và đập vỡ hàng trăm kilo than củi, một biểu tượng của năng lượng sống trong khi tác phẩm 'Tình yêu vĩnh cửu' của Owen Leong người Australia, một màn diễn đầy chất thơ và sâu lắng, lại khám phá cơ thể như một địa điểm vật chất cho các lực lượng xã hội, văn hóa và chính trị liên quan tới bản sắc Á – Australia của tác giả.

Với góc nhìn đầy trầm tư, One places của Go Watanabe / 'Trong phòng' đặt ra một thách thức về kỹ thuật và sự tiếp thu sâu sắc những thay đổi cách thức chúng ta nhìn vào không gian và thời gian; 'Quán nước trong' của Ranbir Kaleka sử dụng theo kết cấu tường thuật để trình bày ý tưởng về sự di rời và phản ứng của xã hội đối với những tình huống này; và tác phẩm 'Đi tìm Thần Vệ nữ' của Lisa Reihana, New Zealand phản ánh vẻ đẹp của Những hòn đảo Thái Bình Dương đồng thời đưa ra một lời phê phán tế nhị về những di sản thực dân.

Từ Trung Quốc đại lục, các tác phẩm lọt vào vòng trong gồm 'Dấu vết' của Liu Jianhua, một sự tương phản lấy cảm hứng từ các chất liệu nghệ thuật truyền thống như gốm sứ và thư pháp để bình phẩm về sự ốm yếu của xã hội và tác phẩm 'Những bức thư từ nơi xa'của Peng Wei, mang đậm những hiện thực truyền thống và sử dụng những đồ thẩm mỹ của Trung Quốc như giấy cuộn và lá hòa quyện cùng với những nội dung từ các nhà triết học phương Tây.

Các tác phẩm được chọn vào vòng chung kết của Singapore gồm 'PYTHAGORAS' của Ho Tzu Nyen, tác phẩm được xem như một trải nghiệm đắm chìm của khán giả để khám phá khái niệm của những gì không nhìn thấy và sự trút bỏ của quyền lực, tiếng động hay giọng nói; trong khi tác phẩm sắp đặt có vẻ như ở mức tối giản của Zhao Renhui có tựa đề bẫy sói 'Eskimo thường được dẫn giải bằng những bài thuyết giáo', những nét vẽ về trải nghiệm của ông khi đi du lịch qua vùng Bắc cực và bị chôn vùi bởi sự khắc nghiệt của vùng đất này. 'Người bảo vệ ổ chuột' của Choe U-Ram thể hiện theo hình thức một tác phẩm điêu khắc trừu tượng và đầy mê hoặc, miêu tả một loài vật huyền thoại từng tồn tại trong quá khứ những cũng cho thấy một tương lai của ngày tận thế và tác phẩm 'Giọt lệ vàng' của Arin Rungjang, cho thấy lại những thời khắc quan trọng trong lịch sử Thái Lan và hướng tới phong trào mang tính nhân văn và sự giao thoa văn hóa.

Minh chứng cho thấy nghệ thuật có uy lực như thế nào để làm nổi bật một vấn đề xã hội cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và đúc rút từ thay đổi thực tế, Yao Jui-Chung & Lost Society Document (LSD) 'Mirage --- Công trình công cộng bị bỏ quên ở Taiwan' tại Đài Loan là một tác phẩm chính trị mang tính điều tra về 'mosquito halls' của Đài Loan.

Cuối cùng, khám phá không gian và địa điểm, tác phẩm 'Chuyện một thành phố' của Farida Batool, Pakistan mang tới cho người xem một cơ hội được tản bộ tại một khu phố sầm uất ở Lahore, ghi lại một mặt của thành phố nơi mọi người có lẽ không biết đến thông qua 21 bản in dạng thấu kính dài trong khi Naeem Mohaiemen của Bangladesh giới thiệu về 'Phố Rankin, 1953', một tác phẩm sâu sắc hé lộ những ký ức của người nghệ sỹ về gia đình ông coi ngôi nhà của mình như một chủ đề và mở ra quá khứ thông qua những bức ảnh âm bản xuất sắc.

Giải Signature Art của Quỹ APB trị giá 100.000 USD với 60.000 USD được trao cho người đoạt Giải Nhất và 15.000 USD cho mỗi người trong số 2 người giành được Choice Award của Ban Giám khảo. Một giải Choice Award do mọi người bình chọn trị giá 10.000 USD cũng sẽ được trao cho tác phẩm nghệ thuật nhận được số phiếu cao nhất thông qua bình chọn trực tuyến và qua mạng (bỏ phiếu bắt đầu từ 14/11/2014).

Triển lãm Signature Art Prize của Quỹ APB sẽ diễn ra tại SAM từ 14/11/2014 tới 15/3/2015 với những người đoạt giải phát biểu tại một lễ trao giải vào 22/1/2015. Để biết thêm thông tin, vào trang web của APB Foundation Signature Art Prize webpage tại http://www.singaporeartmuseum.sg/apbfSAP2014.html.

Về Asia Pacific Breweries (APB) Foundation

Được thành lập vào tháng Sáu năm 1994, APB Foundation cố gắng thổi bùng niềm đam mê và cảm hứng thông qua những nỗ lực vì con người của chúng tôi. Chúng tôi tạo ra nguồn lực bằng việc đề nghị giúp đỡ người dân và các tổ chức để phát triển những tài năng, thúc đẩy các nỗ lực giáo dục và nghiên cứu cũng như cải thiện các điều kiện sống. Ngược lại, chúng tôi tiếp sức cho xã hội và tạo điều kiện cho các cộng đồng, nơi chúng tôi sống và làm việc, phát triển hơn.

Cam kết hỗ trợ Human Excellence, Creativity Development và Humanitarian Causes, the APB Foundation tham gia nhiều sáng kiến từ gây quỹ cho các hoạt động nghệ thuật đến hỗ trợ các dự án nuôi dưỡng tài năng cho phát triển nhân lực, tham gia vào các quan hệ hợp tác đầy ý nghĩa với các tổ chức hoặc các cá nhân, những người có chung mục đích với chúng tôi là phục vụ xã hội.

APB Foundation là một tổ chức từ thiện được đăng ký hoạt động dưới sự điều hành và cấp ngân sách của Heineken Asia Pacific Pte. Ltd. (HEINEKEN Asia Pacific).

Về Bảo tàng Mỹ thuật Singapore

Bảo tàng Mỹ thuật Singapore (SAM) tập trung vào các hoạt động nghệ thuật đương đại tại Singapore, Đông Nam Á và Châu Á với quy mô toàn cầu. Bảo tàng này ủng hộ và tạo ra nền nghệ thuật đương đại mang tính học thuật có thể tiếp cận được thông qua hoạt động quản trị và nghiên cứu. Mở cửa từ Tháng Giêng năm 1996, SAM đã thu thập được một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất của nền mỹ thuật đương đại khu vực. Bảo tàng tìm kiếm những hạt nhân và nuôi dưỡng một không gian sáng tạo và đầy khích lệ tại Singapore thông qua các cuộc triển lãm và các chương trình cộng đồng. Những chương trình này bao gồm những hoạt động trao đổi và cư trú vượt lên trên những nguyên tắc, nghiên cứu và xuất bản, cũng như sự vươn xa và giáo dục. SAM là nhà tổ chức của Singapore Biennale năm 2011 và 2013.

SAM được sáp nhập thành Company Limited by Guarantee vào 13/11/2013 và đã chuyển từ National Heritage Board tới Visual Arts Cluster (VAC) thuộc Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY). Các viện khác thuộc VAC là National Art Gallery, Singapore (NAGS), và the Singapore Tyler Print Institute (STPI).

Để biết thêm thông tin và hình ảnh về các nghệ sỹ và các thành viên giám khảo, xin liên hệ:

Kimberly Mah
Ogilvy Public Relations
DID: +65-6213-9940
Email: kimberly.mah@ogilvy.com

Lynn Sim
Singapore Art Museum
DID: +65-6697-9762
Email: lynn.sim@singaporeartmuseum.sg

Janet Neo
Asia Pacific Breweries Foundation
DID: +65-6276-3488
Email: janet.neo@heineken.com

Logo - http://photos.prnasia.com/prnh/20140826/8521404797LOGO-a
Logo - http://photos.prnasia.com/prnh/20140826/8521404797LOGO-b

NGUỒN The Singapore Art Museum (SAM); Asia Pacific Breweries (APB) Foundation

 

nguồn: The Singapore Art Museum (SAM); Asia Pacific Breweries (APB) Foundation