omniture

Đại học Công nghệ Sydney (UTS) hợp tác với các nhà nghiên cứu của đại học Việt Nam tạo ra giải pháp quan trắc nước cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

University of Technology Sydney
2024-02-19 07:50 2775

Nhờ mô hình chuyển giao công nghệ nhanh chóng đã được kiểm hứng, hệ thống quan trắc nước biển theo thời gian thực tiên tiến hiện đang hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy sản và giúp bảo vệ cho môi trường ở Việt Nam.

SYDNEY, 19/02/2024 /PRNewswire/ -- Quan hệ hợp tác đánh dấu bước đột phá giữa UTS, Đại học Quốc gia Việt Nam và Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại thành quả là sự phát triển hệ thống quan trắc nước biển theo thời gian thực ở Vịnh Xuân Đài, Việt Nam.

A water monitoring station in Xuan Dai Bay in Vietnam. Photo supplied.
A water monitoring station in Xuan Dai Bay in Vietnam. Photo supplied.

Do hệ thống linh hoạt về quy mô và không ràng buộc về địa điểm cụ thể nên công nghệ này có tiềm năng được sử dụng không chỉ ở các địa điểm khác trên khắp Việt Nam mà còn trên toàn cầu và nhóm đang tích cực tìm kiếm các đối tác mới để giúp họ phát huy hết tiềm năng của hệ thống này.

Dự án này, được tài trợ bởi Aus4Innovation và là một phần của UTS Rapido Vietnam, sử dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0 mới nhất như Internet vạn vật, phân tích dữ liệu và cơ điện tử.

Giáo sư Eryk Dutkiewicz, trưởng nhóm nghiên cứu dự án tại UTS, cho biết: "Nuôi trồng thủy sản là một ngành quan trọng ở Việt Nam, ngành này tạo ra thu nhập 11 tỷ đô la Úc mỗi năm. Mặc dù có thể mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho những người nông dân và các khu vực nơi họ sinh sống, nhưng nuôi trồng thủy sản có thể là một sinh kế bấp bênh".

Hệ thống này ra mắt vào tháng 3 năm 2020, quan trắc về nhiệt độ, độ axit, amoniac, oxy hòa tan, độ mặn và độ đục, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho người nông dân. Công nghệ tiên tiến này chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt, đưa ra cảnh báo để có những quyết định kịp thời. Các trạm quan trắc đầu tiên ở Việt Nam hiện nay được lắp đặt cố định trên Vịnh Xuân Đài.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên, rất ấn tượng với đội nhóm UTS cũng như kết quả của dự án. Ông nói rằng thông tin mà hệ thống cung cấp là vô cùng quý giá trong quá trình đưa ra quyết định.

Ông Lê Tấn Hổ cho biết: "Dữ liệu từ hệ thống quan trắc nước biển theo thời gian thực tạo điều kiện giúp chính quyền địa phương đánh giá và lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động khác như xây dựng du lịch tốt hơn, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực ven biển".

Nhóm nghiên cứu hy vọng việc ứng dụng nền tảng IoT vào quản lý hệ thống nước ven biển ở Phú Yên sẽ chỉ là bước khởi đầu.

Đại học Công nghệ Sydney (UTS) là một trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới và là trường đại học công nghệ công lập hàng đầu có ảnh hưởng toàn cầu. Hãy truy cập utssydney.com/vn/about-uts để tìm hiểu thêm.

 

 

nguồn: University of Technology Sydney