omniture

Tiến sĩ Ma Jun giải mã Hệ thống phân loại chung đa pháp quyền tại COP

Capacity-building Alliance of Sustainable Investment (CASI)
2024-11-19 23:36 3851

BAKU, Azerbaijan, ngày 19 tháng 11 năm 2024 /PRNewswire/ -- Vào ngày 14-15 tháng 11 năm 2024, tiến sĩ Ma Jun, Đồng Chủ tọa Nhóm Công tác Hệ thống phân loại của IPSF (Nền tảng Tài chính bền vững Quốc tế) và Chủ tịch Liên minh Xây dựng Năng lực Đầu tư bền vững (CASI), đã phát biểu tại các buổi thảo luận về tài chính bền vững trong khuôn khổ COP29 và trình bày về Hệ thống phân loại chung đa pháp quyền (MCGT). Ông nhấn mạnh rằng việc ra mắt MCGT sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường tính tương tác của các hệ thống phân loại giữa các khu vực pháp lý và thúc đẩy dòng vốn xanh xuyên biên giới. 

Tại phiên họp do Nền tảng Tài chính bền vững Quốc tế (IPSF) tổ chức, tiến sĩ Ma đã trình bày chi tiết về các yếu tố chính trong nỗ lực quốc tế nhằm phát triển một "ngôn ngữ chung" để xác định và gắn nhãn các hoạt động xanh và bền vững, với mục tiêu giảm rủi ro phân đoạn thị trường và chi phí giao dịch do xuất hiện rầm rộ các hệ thống phân loại từ các khu vực pháp lý khác nhau. Trong giai đoạn 2020-2022, Nhóm công tác về hệ thống phân loại của IPSF, đồng chủ tọa bởi Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, đã công bố Hệ thống phân loại chung (CGT), bao gồm 72 hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu được cả hai nền kinh tế công nhận. Từ khi được công bố vào năm 2022, Hệ thống phân loại chung (CGT) đã được các tổ chức phát hành tại Trung Quốc áp dụng để gắn nhãn các sản phẩm tài chính xanh giao dịch trên cả thị trường quốc tế lẫn nội địa, góp phần giảm chi phí cho các giao dịch xuyên biên giới.

Vào năm 2023, Singapore đã tham gia vào dự án Hệ thống phân loại chung (CGT) và hợp tác với Liên minh Châu Âu và Trung Quốc để xây dựng Hệ thống phân loại chung đa pháp quyền (MCGT), bao gồm 110 hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu được ba khu vực pháp lý đồng thuận. Tiến sĩ Ma tin rằng MCGT đánh dấu "một cột mốc mới quan trọng trong việc tăng cường tính tương tác của các hệ thống phân loại giữa các khu vực pháp lý". Việc CGT đã được nhiều khu vực pháp lý sử dụng làm nền tảng để xây dựng các hệ thống phân loại cho thấy rằng MCGT có thể góp phần thúc đẩy các quốc gia khác phát triển thị trường tài chính bền vững.

Tại các phiên họp do Tây Ban NhaKazakhstan chủ trì, tiến sĩ Ma đã bàn về những ứng dụng quan trọng của các hệ thống phân loại, bao gồm việc gắn nhãn các sản phẩm tài chính bền vững, ngăn ngừa hành vi '"tẩy xanh", đo lường và báo cáo hiệu suất bền vững, cũng như triển khai các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tích cực trong việc bảo vệ môi trường Tiến sĩ Ma nhấn mạnh rằng MCGT có thể đóng vai trò là nguồn tham khảo cho các khu vực pháp lý khác trong việc xây dựng hệ thống phân loại nội địa của họ.

Tại Diễn đàn Bền vững CASI trong khuôn khổ COP29 do Liên minh Xây dựng Năng lực Đầu tư Bền vững (CASI) và Đại học Kinh tế Azerbaijan (UNEC) đồng tổ chức, tiến sĩ Ma phát biểu rằng, để gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu của MCGT trong việc thúc đẩy tính tương tác giữa các hệ thống phân loại, MCGT dự định "mở rộng phạm vi khu vực pháp lý và thu hút thêm nhiều quốc gia tham gia phát triển các phiên bản MCGT trong tương lai".

nguồn: Capacity-building Alliance of Sustainable Investment (CASI)