Bắc Kinh, 3/5/2015 /PRNewswire/ -- Khi Trung Quốc đang phát triển ở tầm quốc tế, dịp nghỉ lễ thường niên quan trọng nhất của năm, Lễ hội Mùa xuân (hay Tết Âm lịch), đang trở thành một sự kiện ngày càng được nhiều người biết đến ở phương Tây, nơi mà việc mời những nghệ sỹ nổi tiếng nhất Trung Quốc đến biểu diễn trong dịp này rất được chờ đợi và mong ngóng, không chỉ trong cộng đồng người Hoa và sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ và Canađa, mà còn trong xã hội sở tại. Trong Lễ hội Mùa xuân năm nay, một số nghệ sỹ nổi tiếng của Trung Quốc, gồm có Lei Jia, Yo-Yo Ma và Lang Lang, đã mang âm nhạc và thanh âm của quê hương họ tới những khán giả đang trông mong ở Toronto và New York, nơi họ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và và sự đón chào nồng nhiệt từ các khán giả.
Vào ngày 21 tháng Hai (ngày mùng ba năm âm lịch), tuyết và cái lạnh buốt giá không thể ngăn khán giả tới tham dự buổi hòa nhạc chào Năm mới đã được bán hết vé do Dàn nhạc Giao hưởng Toronto biểu diễn. Với lời mời đặc biệt từ dàn nhạc này, ca sỹ Lei Jia và nghệ sỹ piano Lang Lang đã có một màn trình diễn tuyệt vời, liên tục khuấy động bầu không khí nhiệt tình của khán giả.
Vào ngày 24 tháng Hai (ngày mùng sáu của năm âm lịch), New York Philharmonic đã tổ chức mừng Năm mới của Trung Quốc trong năm thứ tư liên tiếp với một gala hòa nhạc tại Trung tâm Lincoln. Danh sách những nghệ sỹ xuất sắc gồm có cả Lei Jia và nghệ sỹ cello Mỹ gốc Hoa Yo-Yo Ma. Khán giả năm nay đáng để ghi nhớ với rất đông những người tham dự không phải người Trung Quốc, kể cả James Wolfensohn, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và nhiều chuyên gia Phố Uôn. Thật khó để có được một tấm vé xem hòa nhạc trong một khán phòng có sức chứa tới 2.600 ghế.
Trên sân khấu Bắc Mỹ, Lei Jia đã ghi dấu ấn với khán giả bằng 2 bài dân ca Trung Quốc truyền thống: Ngôi làng Sanshilipu và Ngợi ca Gia súc. Tiết mục của cô đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt, mà cô cũng đã cảm nhận thấy khi phải liên tục đáp lại lời mời biểu diễn một lần nữa. Khán giả hầu hết là người không phải Trung Quốc kinh ngạc bởi cao độ và sự linh hoạt trong giọng hát của cô khi vượt một số quãng. Một vài khán giả bật khóc khi ca sỹ trẻ bình về đoạn đầu của bài Ngôi làng Sanshilipu.
Vì sao Lei Jia lại có sức hút như vậy?
Vì sao cả hai dàn nhạc nổi tiếng thế giới, Dàn nhạc Giao hưởng Toronto và New York Philharmonic, đều mời Lei Jia vào cùng thời điểm? Đầy bất ngờ nhưng là một lựa chọn hợp lý cho cả hai. Lei đã nổi tiếng như cồn trong những năm gần đây. Ca sỹ trẻ này đã giành được sự yêu mến của khán giả ở cả Trung Quốc và nước ngoài với những màn trình diễn tuyệt vời. Được đào tạo thanh âm truyền thống Trung Quốc, giọng hát của cô thể hiện chuẩn xác sự biểu cảm âm thanh truyền thống Trung Quốc. Cô từng có thời gian dài hưởng ứng phong cách âm nhạc mới guofeng, thể loại được xem như một cách thể hiện bản sắc Trung Quốc, và đã trình diễn thể loại này thông qua một loạt tác phẩm và những bối cảnh hiện đại. Sau khi nghe album của cô, Dandelion Sky, Joshua Cheek, Chủ tịch Ban giám khảo Grammy Awards, ca ngợi cô là "Giọng hát Trung Quốc bậc nhất." Là đại diện của các ca sỹ trẻ trong giới ca sỹ trên cả nước, cô nổi tiếng không chỉ trong giới quân nhạc mà cả trong các chiến sỹ, thường xuyên có các chương trình biểu diễn tuyệt vời trước rất đông chiến sỹ. Những chương trình rất được yêu thích này khiến cô không còn nhiều thời gian lưu diễn ở nước ngoài những năm gần đây, tuy nhiên cô là điểm nhấn trong album Những bài hát của 56 Dân tộc Trung Quốc, một tuyển tập âm nhạc được lựa chọn là một món quà quốc gia gửi đến nguyên thủ các nước mà Trung Quốc có quan hệ ngoại giao. Có thể nghe những bài hát trong album này trong phòng âm thanh của các thư viện công cộng trên khắp thế giới. Những thành tích này là cơ sở để hai dàn nhạc không ngần ngại quyết định mời ca sỹ nổi tiếng này.
Tại sao cô lựa chọn biểu diễn các bài dân ca Shaanxi?
Khi nói về lý do cô chọn biểu diễn bài Làng Sanshilipu và Ngợi ca Gia súc ở Bắc Mỹ, Lei nói có nhiều lý do khiến cô lựa chọn hát Nhớ Quê hương tại Đêm Gala Hội Mùa xuân của năm nay: cả Làng Sanshilipu và Ngợi ca Gia súc là những bài dân ca Shaanxi, những bài hát mà sự đơn giản của nó là tiêu biểu cho âm nhạc Trung Hoa, và, quan trọng hơn, những bài hát mà hầu hết người Hoa ở các nước, bất kể họ có nguồn gốc ở đâu tại Trung Quốc, luôn quen thuộc và, trong nhiều trường hợp, thậm chí có thể hát. Cô bày tỏ hy vọng rằng hai bài hát này sẽ gợi họ nhớ tới "một bát nước, một cốc rượu, một đám mây, một tình yêu trong cuộc sống" – những chủ đề về quê hương gợi cho người nghe nhớ về quê hương họ và giúp họ trải nghiệm sự nồng ấm của quê hương và mang lại cảm giác cho họ được "trở về nhà".