omniture

Các mô hình kinh doanh dành cho người thu nhập thấp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN

Philippine Board of Investments
2017-08-28 19:12 1247

TTXVN (MANILA, Philippines, ngày 28/8/2017) / PRNewswire-AsiaNet /

Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong ASEAN đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đem lại cơ hội tạo thu nhập cũng như các dịch vụ và hàng hoá phù hợp cho cộng đồng có thu nhập thấp. Những loại hình kinh doanh này, được gọi là kinh doanh dành cho người có thu nhập thấp (IB), đã vươn xa hơn trách nhiệm xã hội truyền thống của doanh nghiệp (CSR) bằng cách gắn kết người nghèo vào hoạt động kinh doanh cốt lõi như các nhà cung cấp, các nhà phân phối, người tiêu dùng và các nhà bán lẻ. ASEAN hiện có 332 triệu người đang sống trong cảnh đói nghèo và các công ty IB có cơ hội tiếp cận một lượng lớn trong số này.

"Do kinh doanh dành cho người có thu nhập tạo ra việc làm với mục tiêu nâng cao chất lượng sống, đặc biệt là với các cộng đồng có thu nhập thấp, chúng giúp chúng ta hiện thực hóa mục tiên xây dựng một ASEAN hướng tới con người trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025", Thứ trưởng Thương mại Philippine kiêm Cục trưởng Cục Đầu tư (BOI) Ceferino Rodolfo cho biết.

Các công ty IB hiện chiếm chưa tới 1% tổng số các doanh nghiệp đã đăng ký bên ngoài khu vực phi chính thức của ASEAN, song số lượng các công ty này đang tăng nhanh và thu hút gần 60% các nhà đầu tư ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp trên tạo ra tác động xã hội tích cực đến hàng triệu người trong nhiều lĩnh vực như y tế, nước, năng lượng và nhà ở.

Ngành nông nghiệp là nơi có các mô hình và qui mô có tác động lớn nhất trong ASEAN. Ví dụ, Tập đoàn Urmatt của Thái Lan có hơn 3.000 nông hộ nhỏ sản xuất gạo, hạt chia và các sản phẩm dừa hữu cơ. Công ty Kennemer Foods International (KFI) của Philippines trang bị cho 10.000 nông dân trồng cacao vật tư trồng trọt chất lượng cao, đào tạo, và công nghệ nông nghiệp.

Hầu hết các mô hình IB trong ASEAN được thực hiện bởi các công ty qui mô vừa và lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp IB cũng có thể nổi lên từ các chương trình trách nhiệm xã hội truyền thống của doanh nghiệp  (CSR) và từ doanh nghiệp xã hội (SE), vốn cần thêm vốn để phát triển và đang tạo ra tác động xã hội quy mô nhỏ hơn.

Thái Lan, IndonesiaMalaysia có các luật và quy định CSR chặt chẽ trong việc công bố kết quả hoạt động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đem lại các mẫu và mốc tiềm năng cho các chính sách IB. Việt Nam cũng thực hiện các chính sách và chương trình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng tiềm tàng gắn với các mô hình IB và thực tiễn. Cả Singapore và Thái Lan đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội có thể trở thành các công ty IB.

Theo ông Rodolfo, việc tăng cường tiếp cận thông tin và nguồn lực tài chính liên quan cũng như việc đưa ra các ưu đãi về tài chính là những bước tiếp theo các thành viên ASEAN có thể thực hiện để tạo ra một môi trường khuyến khích đầu tư IB.

Liên hệ truyền thông

Anthony Quijano
Quản lý quan hệ truyền thông
TeamAsia
+ 63-917-824-9109

nguồn: Philippine Board of Investments