omniture

Người tiêu dùng châu Á mong muốn các thương hiệu ủng hộ các vấn đề khu vực

Kantar
2018-12-07 14:13 936

- 90% người dân tin rằng các thương hiệu cần tham gia vào những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với họ
- Sức khỏe, sự sung túc và nghèo đói là những vấn đề xã hội quan trọng nhất
- 60% số người được hỏi có vẻ thích mua một nhãn hiệu bắt mắt họ hơn.

TTXVN (SINGAPORE, 7/12/2018)/PRNewswire-AsiaNet/ --

Người tiêu dùng châu Á ưa thích các thương hiệu tham gia vào các vấn đề xã hội – miễn là  những vấn đề này quan trọng đối với họ. Theo báo cáo mới của Kantar có tiêu đề "Mục đích ở châu Á" (https://go.tnsglobal.com/kantar-purpose-in-asia-2018), thì 9/10 người tiêu dùng trong khu vực muốn mua các thương hiệu có liên quan đến những vấn đề họ quan tâm, có nghĩa là mục đích của một nhãn hàng chính hãng tại thời điểm này là một mong muốn trái ngược với việc được tặng quà.

Việc kết nối với vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm cũng tạo ra một tư duy về kinh doanh. 60% số người được hỏi cho biết họ thích mua những thương hiệu bắt mắt họ hơn, và một số lượng tương đương nói rằng họ vẫn rất vui dù phải trả "nhiều hơn một chút" cho những nhãn hàng có thông tin xác thực bền vững.

Nghiên cứu này cũng tiết lộ về sự phi kết nối giữa các vấn đề chiếm lĩnh truyền thông toàn cầu với các chiến dịch của các thương hiệu quốc tế, và các vấn đề mà người tiêu dùng châu Á quan tâm. Trong khi biến đổi khí hậu và bình đẳng giới là hai vấn đề nóng thu hút nhiều nhất sự chú ý của người dân, các vấn đề liên quan đến cá nhân như sức khỏe, sự sung túc và thiếu đói được xem là quan trọng đối với họ. Hai chủ đề này nằm trong 5 vấn đề quan trọng nhất của tất cả các quốc gia được khảo sát, và xuất hiện song hành cùng với các vấn đề như chất lượng giáo dục và giảm đói ở các thị trường đang nổi lên, và phát triển kinh tế và việc làm ở những thị trường phát triển.

Những kết quả nghiên cứu đề cao vai trò của truyền thông xã hội xung quanh thông tin về những vấn đề này. Truyền hình hiện là kênh thông tin mọi người sử dụng nhiều nhất để biết về các vấn đề xã hội, tuy nhiên, sự gia tăng các phương tiện truyền thông ở nhiều nước châu Á mang đến một hình thức tham gia tích cực hơn. Hơn một nửa (53%) số người được hỏi cho rằng họ thích những bài viết trên mạng xã hội về một vấn đề mà họ quan tâm, và 45% khác thì chia sẻ một bài viết hay bài báo. Những con số này đã cao hơn ở những thị trường đang nổi lên như Thái Lan (68%), Indonesia (67%) và Philippines (65%).

Kết quả là truyền thông xã hội đang tác động tới hành vi của con người. 61% số người được hỏi cho biết họ nhận thức rõ hơn về một vấn đề trong cuộc sống thường ngày sau khi xem một bài viết về nó trên truyền thông xã hội, trong khi 1/3 (31%) cho rằng hoạt động này đã khiến họ thay đổi hành vi.

Câu hỏi đặt ra là các thương hiệu làm thế nào để tham gia vào các vấn đề, tính xác thực chính là chìa khóa giải quyết việc này. Người tiêu dùng đã nhanh chóng thách thức các thương hiệu hỗ trợ ngoài lề cho một vấn đề, tuy nhiên, tại cùng thời điểm đó họ gặp trục trặc trong hoạt động kinh doanh, hoặc các thương hiệu sử dụng tông giọng quá mức cần thiết khi tham gia vào các vấn đề mang nhiều cảm xúc. Các thị trường phát triển càng hoài nghi về sự tham gia của các thương hiệu. Chỉ 33% số người Australia được hỏi cảm thấy họ có thể tham gia một cách chân thực với các vấn đề, trong khi 74% số người Ấn Độ được hỏi cho rằng đó là hoạt động thương hiệu đáng tin cậy.

Người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu có một vai trò chủ chốt trong việc đẩy mạnh các vấn đề có ảnh hưởng tới con người. Đào tạo người tiêu dùng về một vấn đề là hoạt động đáng tuyên dương, diễn ra sau các chương trình khởi xướng và tài trợ để hỗ trợ vấn đề này, và sau đó gây quỹ cho các tổ chức trực tiếp tham gia.

Joy Lee, Nhà tư vấn số của khu vực thuộc Bộ phận Phân tích thông tin cho biết: "Một vài năm trở lại đây, các thương hiệu đều hiểu được quyền lực của mục đích. Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ xác định được điều gì sẽ gây tiếng vang ở các khu vực khác nhau ở châu Á, và sau đó tham gia theo một cách trung thực. Các thương hiệu hiện được phép tham gia và tạo ra sự khác biệt. Tin tốt là nó không cần phải tạo quá nhiều tiếng vang trên sân khấu toàn cầu. Nó cũng có thể là việc ủng hộ các sáng kiến địa phương và thúc đẩy những thay đổi nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa nơi vấn đề này có vai trò quan trọng nhất đối với nhiều người".

Lưu ý dành cho biên tập viên:

Về nghiên cứu này:

Thành phần nghiên cứu định lượng được thực hiện cho báo cáo Mục đích ở Châu Á đã khảo sát trên 3.000 người trên 18 tuổi có khả năng truy cập Internet. Nghiên cứu được thực hiện bởi Lightspeed vào tháng 8 và tháng 9 năm 2018 trên 9 thị trường: Australia, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Đài Loan. Xác định và đo lường các vấn đề quan trọng đối với người dân ở nhiều khu vực như Châu Á cho thấy những thách thức. Để đảm bảo sự liên kết, nghiên cứu đã sử dụng khung Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ (SGD).

Phân tích phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng Netbase sau đó được triển khai để hiểu được các sắc thái khác nhau trong các cuộc hội thoại xung quanh các vấn đề được chọn là quan trọng nhất trên mỗi thị trường; dữ liệu bao gồm giá trị bình luận trong vòng 1 năm và việc loại bỏ và xử lý tận dụng các nguyên tắc cấp dữ liệu cấp nghiên cứu của Kantar. Trung Quốc đại lục đã được loại khỏi báo cáo vì không gian truyền thông xã hội của họ được xem là khác biệt, điều này giúp việc so sánh tốt hơn trong một bối cảnh đồng nhất hơn.

Về Kantar:  

Kantar là một trong những công ty dữ liệu, đánh giá và tư vấn hàng đầu thế giới. Kantar là một bộ phận của WPP và các dịch vụ của họ được thực hiện bởi hơn một nửa các công ty nằm trong top 500 Công ty hàng đầu do Fortune bình chọn.

Nguồn: Kantar  

nguồn: Kantar