omniture

Báo cáo Brand Footprint Châu Á của Kantar: Các thương hiệu đảm bảo tăng trưởng nhờ sử dụng những đòn bẩy chủ chốt dựa trên xu hướng tiêu dùng

Kantar
2020-06-18 18:13 3860

SINGAPORE, ngày 18/6/2020 /PRNewswire/ -- Kantar thông báo ra mắt Báo cáo Brand Footprint Châu Á 2020. Kết quả chính của báo cáo này bao gồm năm xu hướng tiêu dùng mới nổi trên khắp châu Á gây ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng. Dựa trên những nhu cầu mới của người tiêu dùng, Kantar khám phá ra năm đòn bẩy chủ chốt để phát triển thương hiệu. Trên khắp khu vực này, những thương hiệu có sử dụng ít nhất một hoặc từ hai đòn bẩy trở lên đã trở thành những doanh nghiệp chiến thắng trong năm 2019 ở nhiều hạng mục.

Bảng xếp hạng thường niên này bao gồm một phân tích đặc biệt về cách thức các thương hiệu ứng phó với đại dịch COVID-19 để duy trì tăng trưởng trong suốt thời kỳ bất ổn đó.

Những kết quả chính bao gồm:

Năm xu hướng tiêu dùng mới nổi định hình hành vi của người mua hàng trên toàn châu Á bao gồm: Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự tiện lợi, kỹ thuật số hóa, chất lượng đi đôi giá thành và đa dạng hóa.

Có năm đòn bẩy chủ chốt để phát triển thương hiệu dựa trên những xu hướng tiêu dùng này:

  • Nhu cầu mới: Đòn bẩy nền tảng để phát triển thương hiệu là nhận biết nhu cầu tiêu dùng mới và tiếp tục xây dựng hạng mục sản phẩm mới.
  • Thêm nhiều khoảnh khắc: Thương hiệu có thể tạo ra thêm nhiều khoảnh khắc hoặc cơ hội mua sắm bằng cách đảm bảo sản phẩm luôn sẵn có và phù hợp với người tiêu dùng.
  • Thêm nhiều hạng mục: Thương hiệu có thể mở rộng ra nhiều hạng mục khác nhau để thu hút những người mua hàng mà nhu cầu hiện tại của họ không được đáp ứng bởi các hạng mục hiện tại.
  • Thêm nhiều mục tiêu: Thương hiệu có thể tạo thêm nhiều phiên bản chủng loại mới để thu hút nhiều nhu cầu cá nhân hơn, dễ dàng tiếp cận những nhóm người mua mới.
  • Mở rộng độ phủ: Thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng ở nhiều khu vực, vị trí địa lý khác nhau để người mua hàng có thể dễ dàng nhìn thấy và lựa chọn.

Một số thương hiệu nổi bật đã chứng tỏ thành công trong năm 2019 tại mỗi thị trường, bao gồm:

  • Trung Quốc đại lục: Yili vẫn duy trì là thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất Trung Quốc trong năm hoạt động thứ năm. Cùng với Mengniu, hai thương hiệu sản phẩm từ sữa này được người tiêu dùng Trung Quốc lựa chọn hơn 1 tỉ lần trong năm 2019.
  • Indonesia: Indomie tiếp tục là thương hiệu Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) số một được khách hàng lựa chọn trong năm 2019, với chiến lược chủ chốt là đa dạng ngành hàng. Thương hiệu này đạt tăng trưởng 7,0% CRP (Điểm tiếp cận người tiêu dùng) trong năm 2019.
  • Hàn Quốc: Chungjungone xếp thứ hai, đạt thành công khi tiên phong sản xuất thức uống dinh dưỡng thay thế bữa ăn (HMR) và mở rộng danh mục sản phẩm của mình.
  • Malaysia: Nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong cả hạng mục mì ăn liền và thực phẩm hỗ trợ bữa ăn, Maggi đã duy trì vị thế số 1 trong năm 2019 với tỷ lệ thâm nhập thị trường là 85,4%.
  • Philippine: Thương hiệu mì nội địa Lucky Me vẫn duy trì là thương hiệu được người tiêu dùngchọn mua nhiều nhất ở Philippine và gần như đã có mặt trong mọi gia đình người Philippine. Thương hiệu này tiếp tục cải thiện các sản phẩm hiện có bằng cách tung ra nhiều chủng loại mới.
  • Đài Loan: Các thương hiệu nội địa tiếp tục chiếm giữ năm vị trí hàng đầu, trong đó I Mei là thương hiệu được lựa chọn số một (hơn 7,7 triệu hộ gia đình Đài Loan mua sản phẩm của thương hiệu này trong năm 2019).
  • Thái Lan: Hygiene nằm trong danh sách những thương hiệu được chọn mua hàng đầu với tăng trưởng CRP (Điểm tiếp cận người tiêu dùng) đạt 11%. Thương hiệu này được lựa chọn hơn 116 triệu lần trong năm 2019.
  • Việt Nam: Hãng sản xuất sữa Vinamilk được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam khu vực Thành thị 4 Thành phố chính)và Nông thôn) với mạng lưới người tiêu dùng rộng khắp.

Sau khi tiến hành phân tích đặc biệt về cách thức các thương hiệu ứng phó với đại dịch, chúng tôi đã tìm ra các kết quả sau:

  • Về cách thức mua sắm trước và sau thời gian giãn cách xã hội/ lệnh phong tỏa, các thị trường tại Châu Á chia thành bốn nhóm: "thận trọng quá mức", "đang bị thách thức", "không nao núng", và "trên đà phục hồi".
  • Dựa trên bốn nhóm này, một số thị trường chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về hành vi mua sắm, trong khi một số thị trường khác không phản ứng đáng kể.
  • Những hạng mục sản phẩm như vệ sinh cá nhân và nhà cửa, gia vị nấu ăn và nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, sản phẩm dinh dưỡng và sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Trong số những ngành hàng này, các thương hiệu dẫn đầu ngành hàng lại là các thương hiệu đạt mức tăng trưởng tốt nhờ áp dụng ít nhất một trong năm đòn bẩy trên.

Giới thiệu về Kantar: Kantar là công ty cố vấn và cung cấp dữ liệu chuyên sâu dựa trên bằng chứng hàng đầu thế giới. Chúng tôi có hiểu biết hoàn thiện, độc đáo và toàn diện về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của khách hàng trên khắp toàn cầu cũng như tại địa phương ở hơn 90 thị trường. Nhờ kết hợp chuyên môn sâu rộng của nhân viên, nguồn tài nguyên dữ liệu và các tiêu chuẩn cùng với công nghệ và phân tích cải tiến, chúng tôi đã giúp khách hàng thấu hiểu con ngườitruyền cảm hứng phát triển.

Logo - https://photos.prnasia.com/prnh/20200617/2833487-1LOGO?lang=0

nguồn: Kantar