QUÝ DƯƠNG, Trung Quốc, ngày 30/6/2020/PRNewswire/ - Huanqiu.com đưa tin về công nghệ dữ liệu lớn đã và đang cách mạng hóa ngành nông nghiệp ở Trung Quốc.
Kết thúc một ngày làm việc thật dài và mệt mỏi, anh Luke Yang, một kỹ sư làm việc tại Thâm Quyến, mở tủ lạnh và lấy ra một ít ngô ngọt. Anh trộn ngô với một chút sốt phô mai kem và cho vào lò nướng đã được làm nóng trước đó. Yang vừa thưởng thức món ngô phủ phô mai béo ngậy và thơm phức của mình, vừa mở máy tính bảng để xem những đoạn video ngắn vui nhộn trên mạng.
Cùng lúc đó, Nadim Tong, một người nông dân ở huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu cũng cầm một chiếc máy tính bảng để kiểm tra doanh số bán hàng trực tuyến của mình. Luke và Nadim chưa từng gặp nhau trước đây, nhưng nhờ có thương mại điện tử, khoảng cách giữa họ giờ đây gần hơn bao giờ hết.
Nadim làm việc cho Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp Quý Châu Yo Yo Green. Là một công ty thương mại điện tử hàng đầu, doanh nghiệp này ứng dụng công nghệ của mình để cải thiện năng suất và lợi nhuận, đặc biệt là công nghệ dữ liệu lớn. Doanh thu tăng lên nhờ có công nghệ dữ liệu lớn đã giúp ngày càng nhiều hộ nông dân tại địa phương thoát nghèo.
Trong những năm vừa qua, Quý Châu luôn ủng hộ việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn vào ngành nông nghiệp. Tương tự như trường hợp của Yo Yo Green, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ở vùng nông thôn của Quý Châu cũng đã áp dụng các giải pháp dựa trên dữ liệu để điều hành các hoạt động kinh doanh của mình trong ngành nông nghiệp.
Về cơ bản, dữ liệu lớn có thể hỗ trợ tối ưu hóa chuỗi cung ứng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu. Đối với ngành nông nghiệp truyền thống, nông dân sẽ phải mang nông sản đã thu hoạch đến một chuỗi cửa hàng tạp hóa hoặc bách hóa tổng hợp. Mô hình này có thể gây ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu vì không phải lúc nào cũng có thể biết chính xác là nhu cầu của thị trường đối với một loại nông sản cụ thể là bao nhiêu.
Chính vì lẽ đó, rất nhiều tập đoàn nông nghiệp ở Quý Châu đã và đang áp dụng công nghệ dữ liệu lớn để giải quyết thách thức trên. Công ty TNHH Trà Meitan Qinyuanchun là một ví dụ điển hình. Được trang bị dữ liệu lớn, nông dân có thể dễ dàng theo dõi thị hiếu của người tiêu dùng, nhờ đó giúp họ luôn sẵn sàng ứng phó với những thay đổi liên tục của thị trường.
"Dữ liệu về các nhóm khách hàng cụ thể hỗ trợ việc nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng khó tính nhất, đồng thời cũng hỗ trợ chúng tôi trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Những người nông dân của chúng tôi có thể chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường, hay nói đúng hơn là hạn chế lãng phí bằng cách trồng ít trà hơn khi nhu cầu của thị trường thấp và tận dụng đất đai để trồng các nông sản thay thế", Jiwei Zhao, chủ tịch của Công ty TNHH Trà Meitan Qinyuanchun chia sẻ với phóng viên của Huanqiu.com.
Khu công nghệ công nghiệp kiwi Tú Văn ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn để tăng năng suất cây trồng.
Ông Zhao tiếp tục chia sẻ thêm: "Nhờ cơ sở dữ liệu và nền tảng thương mại điện tử, một mẫu Trung Quốc (666,67 m2) trà tạo ra giá trị tương đương 5.000 RMB (706 USD), tăng 1.000 RMB (141 USD)."
Ngoài việc nâng cao hiệu quả cho chuỗi cung ứng, ngành nông nghiệp địa phương cũng khai thác dữ liệu lớn để tăng năng suất cây trồng. Sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như thiên tai và bệnh hại cây trồng, những yếu tố có thể phá hủy toàn bộ mùa màng và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.
Khi được tiếp cận với công nghệ dữ liệu lớn, nông dân có thể chủ động phòng tránh và không còn phải hứng chịu hậu quả của những sự kiện như vậy. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở vùng nông thôn của Quý Châu sử dụng hệ thống đánh giá dựa trên dữ liệu để theo dõi sức khỏe cây trồng và đánh giá nguy cơ của các sự kiện có thể gây ảnh hưởng xấu. Khu công nghệ công nghiệp kiwi Tú Văn là một hình mẫu lý tưởng trong việc áp dụng công nghệ này.
"Trang trại của chúng tôi được lắp đặt các thiết bị IoT để thu thập dữ liệu, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và độ pH. Bằng cách này, chúng tôi có thể theo dõi các điều kiện trên các khu trồng trọt của mình và phản ứng kịp thời với các vấn đề mới phát sinh. Do đó, thiệt hại đối với cây trồng có thể được giảm đến mức tối đa", một nhân viên của Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước huyện Tú Văn khẳng định với phóng viên của Huanqiu.com.
Nhờ có hoạt động thu thập dữ liệu hợp lệ, những người nông dân tại địa phương có thể có được cái nhìn rõ ràng nhất từ trước đến nay về hoạt động trồng trọt của mình. Anh bổ sung: "Với sản lượng trung bình là 1.500 kg/mẫu Trung Quốc (666.67 m2), người nông dân có thể tiết kiệm được 2.000 RMB (283 USD). Do đó, giá trị sản lượng kiwi trong toàn huyện có thể tăng lên khoảng 360 triệu RMB (51 triệu USD)! "
Một điều đáng chú ý khác là nông dân có thể rút ra những kiến thức quý báu từ dữ liệu lớn thời gian thực để tối đa hóa quá trình thu hoạch. Có đến 57.400 nông dân tham gia vào hoạt động trồng kiwi trong khu vực này. Thu nhập bình quân đầu người của họ trung bình đạt 26.000 RMB (3.676 USD)/người, cao hơn 52% so với những nông dân trồng kiwi ở vùng khác. Nhờ cải thiện sinh kế nông thôn, mô hình này mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc đối với các chương trình giảm nghèo.
Trên thực tế, sự hỗ trợ của chính phủ đóng vai trò quan trọng giúp việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn thành công trong các khía cạnh khác nhau của ngành nông nghiệp tại Quý Châu. Trong những năm gần đây, Quý Châu đã đẩy mạnh sự phát triển công nghệ trong ngành nông nghiệp thông minh.
Là thủ phủ của Quý Châu, Quý Dương cũng ủng hộ nhiệt tình việc áp dụng dữ liệu lớn trong nông nghiệp và triển khai IoT thí điểm. Để mở đường cho nông nghiệp thông minh, chính phủ phải nỗ lực xây dựng các nền tảng thương mại điện tử, cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thông và chiêu mộ đội ngũ nhân sự tài năng.
Theo Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, năm 2019, Quý Châu đã xây dựng 49 trung tâm hoạt động thương mại điện tử cấp quận và 8.601 trạm dịch vụ thương mại điện tử nông thôn, nhờ đó giảm chi phí hậu cần lên đến hơn 20%. Ngoài ra, mạng 4G đã được phủ sóng đến 90% các làng, xóm với trên 30 hộ gia đình. Những năm gần đây cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Học viện Công nghệ Quý Châu của Đại học Alibaba.
Jun Wang, Phó Thư ký Quỹ Giảm đói, giảm nghèo Trung Quốc chia sẻ với Huanqiu.com: "Dữ liệu lớn đã và đang định hình lại toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Quý Dương đặc biệt coi trọng việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn vào ngành nông nghiệp, đây có thể là một giải pháp hiệu quả để xóa đói giảm nghèo. Nhờ Triển lãm công nghiệp dữ liệu lớn quốc tế Trung Quốc, mô hình nông nghiệp dựa trên dữ liệu có thể được triển khai cho các khu vực rộng lớn hơn".
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200629/2843218-1?lang=0