Các vi sợi bị rơi ra trong quá trình giặt ủi có tác động đáng kể đến môi trường / TUV Rheinland hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội vi sợi (TMC) nâng cao hiểu biết về hiện tượng rơi rụng sợi vải từ hàng dệt may / Tìm hiểu thêm tại www.tuv.com/textiles
COLOGNE, Đức và THƯỢNG HẢI, ngày 4/9/2020 /PRNewswire/ -- Dù hiện tượng này đang xảy ra hàng triệu lần mỗi giây trên toàn thế giới, tuy nhiên, đối với nhiều người, đây dường như vẫn còn là một điều khá mới lạ. Heather Ball, kỹ thuật viên phụ trách thử nghiệm hàng dệt may tại TUV Rheinland ở Tây Âu, cho biết: "Các vi sợi sẽ rơi rụng ra từ hàng dệt may ở mỗi lần giặt. Trong khi bông (một vật liệu hữu cơ) bị phân hủy gần như hoàn toàn, thì sợi tổng hợp vẫn tồn tại trong môi trường lâu hơn nhiều." Chỉ cách đây vài ngày, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hải dương học Quốc gia (NOC) ở Vương quốc Anh đã công bố các thông tin mới nhất về vi nhựa ở Đại Tây Dương. Các chuyên gia cho rằng ước tính có khoảng 12 đến 21 triệu tấn chất thải được tìm thấy ở 200 mét đầu tiên của các tầng nước phía trên thuộc Đại Tây Dương. Chất thải cũng bao gồm các sợi vải được tạo ra từ sợi tổng hợp. "Vấn đề này đã được giới chuyên môn nhìn nhận từ lâu. Các vi sợi trong nước thải không được các nhà máy xử lý nước thải lọc hoàn toàn và do đó, chúng tồn tại ở trong nước hoặc dưới dạng bùn thải trên các cánh đồng".
TUV Rheinland được công nhận
TUV Rheinland hiện đã thực hiện một bước tiến quan trọng ở Châu Á để chống lại các tác động môi trường của vi sợi. Vào tháng 6 năm 2020, Liên minh Vi sợi (TMC) đã phê duyệt để các phòng thử nghiệm hàng dệt may của TUV Rheinland tại Thâm Quyến và Thượng Hải tiến hành thử nghiệm cho các tổ chức thành viên của TMC. Mục đích là để lượng hóa số sợi vải bị rơi rụng trong quá trình giặt ủi tại gia đình. Từ đó, các sản phẩm mới giúp ngăn ngừa sự rơi rụng vải sẽ được đưa ra thị trường. Mickey Yu, kỹ thuật viên phụ trách thử nghiệm hàng dệt may tại TUV Rheinland ở Trung Quốc Đại lục cho biết: "Bằng cách này, TUV Rheinland đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giảm phân mảnh sợi vải trong chuỗi cung ứng quần áo".
Mục đích: giảm phân mảnh sợi vải
Liên minh Vi sợi - TMC được thành lập vào tháng 11/2018 và hiện đang có 40 thành viên hoạt động trong các lĩnh vực hàng dệt may từ phân khúc ngoài trời, thể thao, đường phố, thời trang cao cấp cho đến hàng dệt may gia dụng với tổng doanh thu hơn 250 tỷ EUR. TMC có một mạng lưới các viện nghiên cứu và công ty liên kết đang phát triển nhanh chóng từ khắp nơi trên thế giới, cũng như đang hỗ trợ phát triển các giải pháp thiết thực nhằm giảm sự phân mảnh và ô nhiễm sợi vải do ngành dệt may gây ra. Heather Ball chia sẻ: "Là đơn vị thử nghiệm được công nhận trong cộng đồng các thành viên TMC, chúng tôi hiện có thể hỗ trợ thử nghiệm ngay từ khâu sản xuất hàng dệt may cho đến xuyên suốt vòng đời sản phẩm để đảm bảo phát triển sản phẩm bền vững". Các thành viên của hiệp hội là các thương hiệu may mặc, nhà bán lẻ và nhà sản xuất, các tổ chức nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách, tất cả đều đang nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường bền vững mang tính toàn cầu.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thử nghiệm hàng dệt may tại TUV Rheinland, vui lòng truy cập: www.tuv.com/textiles
Các tổ chức quan tâm đến việc tham gia TMC với tư cách là thành viên có thể tìm hiểu thêm thông tin tại www.microfibreconsortium.com
TUV Rheinland đảm bảo sự an toàn và chất lượng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh và khía cạnh của cuộc sống. Được thành lập gần 150 năm, công ty là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm hàng đầu trên thế giới với hơn 21.400 nhân viên và doanh thu hàng năm là 2.1 tỉ EUR. Đội ngũ chuyên gia chất lượng cao của TUV Rheinland có thể thực hiện đánh giá các hệ thống kỹ thuật và sản phẩm trên toàn thế giới, hỗ trợ đổi mới trong công nghệ và kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực trong nhiều ngành nghề và chứng nhận các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều này, các chuyên gia độc lập đã xây dựng niềm tin vào những sản phẩm cũng như quy trình trong các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và lưu thông hàng hóa. Từ năm 2006, TUV Rheinland đã trở thành một thành viên của Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy tính bền vững và chống tham nhũng. Trang web: www.tuv.com