BẮC KINH, ngày 26/10/2020 /PRNewswire/ -- Gần đây, dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đã đạt một cột mốc quan trọng sau sự đột phá của tuyến đường hầm số 3. Hiện tại đang có hơn 500 máy móc của SANY đang làm việc tại công trường của dự án ở Indonesia. LIU Haitao, trưởng ban thầu phụ chính của dự án này cho hay: "80% thiết bị sử dụng trong dự án này đều là do SANY cung cấp".
SANY cung cấp hàng loạt máy móc đa năng có thể xử lý hỗn hợp nhiều loại đất khác nhau. Các máy xúc SY215C của SANY đóng vai trò then chốt trong sự đột phá của tuyến đường hầm số 5, một dự án nhiều thách thức cần phải được hoàn thiện bằng các phương pháp đào, xúc truyền thống vì kết cấu đất xốp, còn máy đào hầm STR318H của SANY đã giúp khoan thủng khối đá cứng tại đường hầm số 11.
Bên cạnh các thiết bị chất lượng và đáng tin cậy, SANY cũng đem lại các dịch vụ rất phù hợp cho dự án. Ngoài 5 phương tiện được phân công đặc biệt và 3 chi nhánh dịch vụ cùng loại, 15 kỹ sư dịch vụ kỹ thuật lưu trú tại công trường thường xuyên thực hiện bảo trì và trả lời các cuộc gọi chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng. LIU Jun, kỹ sư dịch vụ kỹ thuật tại công trường của SANY nhớ lại: "Chúng tôi làm việc và đôi khi còn ở lại luôn công trường. Nhiều người nghĩ chúng tôi là những người nghiện việc nhưng đó thực sự là cách để đẩy nhanh tiến độ công trình".
Dự án này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương để nâng cao khả năng của lực lượng lao động. LIANG Jing, Giám đốc phòng bán hàng của SANY Indonesia BU chia sẻ: "Người dân địa phương rất phấn khởi khi được tập huấn và đào tạo để trở thành những người vận hành trong dự án. Thông qua công việc này, họ có thể nâng cao kỹ năng để tìm được một công việc tốt hơn trong tương lai". Trong 5 năm qua, SANY đã hỗ trợ tập huấn và đào tạo vận hành nhiều loại thiết bị cho hàng trăm người dân địa phương, giúp họ nhận được thêm nhiều lợi ích.
Rini Mariani Soemarno, người sau này đã trở thành Bộ trưởng Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia đã ca ngợi: "Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là một dự án cơ sở hạ tầng thể hiện mối quan hệ đối tác và tình bằng hữu giữa Indonesia và Trung Quốc. Chúng tôi tin đây sẽ là một ví dụ rất tốt về sự hợp tác cho các nước châu Á".
Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung được xây dựng để kết nối Jakarta, thủ đô của Indonesia, và Bandung, trung tâm dệt may của cả nước với tổng chiều dài hơn 140 km. Tổng chi phí đầu tư của dự án lên đến 6 tỷ USD. Đường sắt Jakarta-Bandung với tốc độ thiết kế là 350 km/h sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia và thậm chí là của Đông Nam Á. Khi dự án được hoàn thiện, tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian đi lại của hành khách xuống chỉ còn gần 40 phút.