BẮC KINH, ngày 24/11/2020 /PRNewswire/ -- Vào hôm thứ Bảy vừa qua, trong bối cảnh COVID-19 vẫn ảnh hưởng nặng nề trên toàn thế giới, Trung Quốc đã kêu gọi các nền kinh tế lớn nỗ lực phối hợp để thúc đẩy phát triển toàn diện hơn và cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch.
Đọc bài báo gốc tại đây.
Đại dịch đã lây nhiễm cho hơn 57,4 triệu người và khiến hơn 1,3 triệu người tử vong trên thế giới, từ đó cho thấy nhiều mối liên hệ yếu kém trong hệ thống quản trị toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Riyadh qua đường dẫn video, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế đang tự hỏi Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G20) có thể làm gì để cải thiện hệ thống này.
Ông Tập cho biết G20 đóng vai trò không thể thay thế trong cuộc chiến toàn cầu chống COVID-19 và G20 cũng cần đề cao chủ nghĩa đa phương, cởi mở, bao trùm, hợp tác cùng có lợi và bắt kịp thời đại.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là diễn đàn chính về hợp tác quốc tế trong các vấn đề kinh tế và tài chính. G20 bao gồm 19 quốc gia: Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Hoa Kỳ – cộng với Liên minh Châu Âu.
Hỗ trợ các nước đang phát triển
Ông Tập thảo luận với các nhà lãnh đạo G20, đồng thời kêu gọi các nền kinh tế hàng đầu thế giới cần theo đuổi phát triển toàn diện hơn: "Chúng ta nên tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển và giúp họ vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra".
Ông cho biết dù vẫn phải vượt qua những khó khăn trong nước, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) G20 với tổng số tiền là hơn 1,3 tỷ USD.
Vào tháng 4, G20 đã thông qua DSSI để giải quyết nhu cầu thanh khoản tức thời của các quốc gia có thu nhập thấp, cho phép đình chỉ các khoản thanh toán dịch vụ nợ từ ngày 1/5 đến cuối năm mà các nước nghèo nhất phải trả. Việc đình chỉ nợ sẽ được gia hạn thêm 6 tháng cho đến ngày 30/6/2021 theo quyết định của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 vào hồi tháng 10.
Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn gần đây đã tiết lộ rằng theo DSSI, Trung Quốc đứng đầu trong số các thành viên G20 về số tiền hoãn nợ cho các nước nghèo nhất.
Ông Tập đã chia sẻ trong bài phát biểu của mình: "Trung Quốc sẽ tăng mức tạm hoãn và giảm nợ đối với các nước đang gặp khó khăn đặc biệt, đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính trong nước đưa ra những hình thức hỗ trợ tài chính mới trên cơ sở tự nguyện và theo nguyên tắc thị trường".
Ông tái khẳng định cam kết của Trung Quốc trong việc giúp đỡ và hỗ trợ các nước đang phát triển khác thông qua việc biến vắc xin COVID-19 trở thành hàng hóa đại trà, có giá cả phải chăng để mọi người trên toàn thế giới đều có thể tiếp cận được.
Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi G20 thúc đẩy thương mại tự do, phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời bảo vệ quyền và không gian phát triển của các quốc gia đang phát triển.
Giải quyết các thách thức toàn cầu
Ông Tập nhấn mạnh: "Chúng ta cần phát triển năng lực để giải quyết các thách thức toàn cầu. Nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này là củng cố hệ thống y tế công cộng trên toàn thế giới và ngăn chặn dịch COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác."
Ông đề xuất rằng các thành viên G20 nên phối hợp cùng nhau để nâng cao vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới và xây dựng một cộng đồng toàn cầu về sức khỏe cho tất cả mọi người.
Đồng thời, Chủ tịch Tập cũng kêu gọi hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và xây dựng một "thế giới sạch đẹp, nơi con người và thiên nhiên cùng tồn tại hài hòa."
Vào tháng 9, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ cố gắng đạt được sự trung hòa các-bon trước năm 2060. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đặt mục tiêu lượng phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030.
Theo ông Tập, G20 cũng nên đóng vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển theo định hướng đổi mới trong kỷ nguyên số và thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế.
Ông nhấn mạnh rằng đại dịch đã châm ngòi cho sự bùng nổ của các công nghệ và hình thức kinh doanh mới, đồng thời kêu gọi các bên hành động để biến khủng hoảng thành cơ hội.
Ông cho biết: "Chúng ta có thể cải cách cơ cấu sâu hơn và tạo động lực tăng trưởng mới thông qua đổi mới khoa học và công nghệ, cũng như chuyển đổi số.
Bình luận về những phản ứng dữ dội với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, ông kêu gọi các thách thức phải được giải quyết trực tiếp và toàn cầu hóa phải được thực hiện "cởi mở, bao trùm và cân bằng hơn, đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia".
Tâm sự với các nhà lãnh đạo khác tham dự hội nghị thượng đỉnh, ông Tập nói rằng động thái thiết lập một mô hình phát triển mới của Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các quốc gia trên thế giới để cùng chia sẻ những thành tựu của mình trong việc không ngừng phát triển nền kinh tế chất lượng cao.
Các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã đưa ra quyết định chiến lược nhằm thúc đẩy một mô hình phát triển mới chú trọng vào lưu thông trong nước với phương châm lưu thông trong nước và quốc tế phải tương hỗ cho nhau.
Ông Tập cho biết: "Trung Quốc sẽ luôn là người bảo vệ cho nền hòa bình thế giới, đóng góp vào sự phát triển toàn cầu cũng như đóng vai trò là người bảo vệ trật tự quốc tế. Chúng ta có thể xóa nhòa những khác biệt thông qua đối thoại, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng và nỗ lực chung vì nền hòa bình và sự phát triển của thế giới."