omniture

4/5 công ty FinTech chọn đẩy mạnh mở rộng quy mô bất chấp đại dịch COVID-19: theo báo cáo của UOB, PwC và SFA

3/5 thỏa thuận cấp vốn là dành cho các công ty FinTech có trụ sở tại Singapore
United Overseas Bank
2020-12-11 19:02 3553

SINGAPORE, ngày 11/12/2020 /PRNewswire/ -- Bất chấp những xáo trộn do đại dịch COVID-19, ở ASEAN, 4/5 công ty công nghệ tài chính (FinTech) vẫn sẽ đẩy mạnh kế hoạch mở rộng của họ trong hai năm tới. Theo báo cáo FinTech ở ASEAN: Khởi động, Tái thiết lập, Chạy![1] do ngân hàng UOB (U11.SI), PwC Singapore và Hiệp hội FinTech Singapore (SFA) thực hiện, ASEAN là lựa chọn hàng đầu để mở rộng thị trường của các công ty này (78 phần trăm). Khu vực này cũng là điểm đến hàng đầu của các công ty FinTech có trụ sở bên ngoài ASEAN (69%) muốn mở rộng hoạt động.

Sự lạc quan này xuất phát từ xu hướng đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật số trên toàn ASEAN trong bối cảnh đại dịch, với hơn 40 triệu người dùng Internet mới trong năm nay.[2] 70% dân số ASEAN ngày nay sử dụng Internet[3] và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thập kỷ tới khi các dịch vụ kỹ thuật số như thị trường trực tuyến trở nên phổ biến.[4] 

Xu hướng vĩ mô này tạo cơ hội để các công ty FinTech trong khu vực cung cấp cho lực lượng người dùng số ngày càng đông đảo này các giải pháp tài chính kỹ thuật số ở nhiều lĩnh vực, như thanh toán và cho vay thay thế. Một cách thức mà các công ty FinTech có thể mở rộng dịch vụ của họ tại ASEAN là thông qua hợp tác với các ngân hàng để kết hợp các điểm mạnh tương ứng của mỗi bên, bao gồm các điểm tiếp xúc với khách hàng từ phía ngân hàng và tiềm lực công nghệ từ phía công ty FinTech.

Janet Young, Giám đốc quản lý các kênh và số hóa tập đoàn, Tập đoàn UOB, phát biểu: "Khi các công ty FinTech ở ASEAN tiếp tục mở rộng trong khu vực, hợp tác vẫn sẽ là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh có rất nhiều yêu cầu về quy định và hoạt động như hiện nay. Việc khai thác các điểm mạnh tương hỗ trong một mối quan hệ đối tác cũng cho phép các công ty FinTech tiếp cận mạng lưới khách hàng rộng hơn và nâng cao cách thức làm việc, sinh sống, vui chơi và sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Ví dụ: xu hướng hợp tác ngày càng tăng giữa các ngân hàng và các công ty FinTech ở ASEAN đã quy tụ những năng lực công nghệ và năng lực ngành xuất sắc nhất. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các giải pháp sáng tạo giúp cho hoạt động ngân hàng trở nên đơn giản hơn và dễ tiếp cận hơn trên toàn ASEAN."

3/5 thỏa thuận cấp vốn là dành cho các công ty FinTech có trụ sở tại Singapore

Trong tổng số 95 thương vụ đã hoàn thành diễn ra trong ba quý đầu năm 2020, gần 2/3 số thương vụ này là dành cho các công ty FinTech ở Singapore.

Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm đến các công ty FinTech có trụ sở tại Singapore, khi mà các công ty này tiếp tục thu hút được lượng tiền đầu tư cao nhất (42%) trong khu vực. Điều này có thể là do các nhà đầu tư đặt niềm tin vào môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi của Singapore, cũng như thành tích xuất sắc trong việc giảm thiểu tác động của các cuộc khủng hoảng và đại dịch COVID-19.

Với việc Singapore là thị trường FinTech trưởng thành nhất ở ASEAN, hoạt động cấp vốn cho các công ty FinTech có trụ sở tại Singapore tiếp tục diễn ra đa dạng trên mọi hạng mục, trong đó dẫn đầu là lĩnh vực cho vay thay thế, thanh toán và công nghệ ngân hàng. Ở các thị trường ASEAN khác, nguồn tài trợ cho lĩnh vực thanh toán tiếp tục chiếm ưu thế với kỳ vọng việc áp dụng và sử dụng thanh toán kỹ thuật số không suy giảm.

Bà Wong Wanyi, Trưởng nhóm FinTech, PwC Singapore, phát biểu: "Trong năm ngoái, Singapore tiếp tục thu hút nhiều nguồn tài trợ nhất trong ASEAN và vẫn đang duy trì vị thế đã được khẳng định là quốc gia dẫn đầu trong bức tranh FinTech của ASEAN. Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành tích mạnh mẽ của Singapore là hệ sinh thái thuận lợi, hợp tác và hỗ trợ của quốc gia này. Ví dụ: các ưu đãi đến từ các cơ quan quản lý và các hiệp hội ngành chủ chốt như SFA cùng văn hóa chia sẻ kiến thức mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành. Các công ty trong ngành cũng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân tài của chúng tôi. Chính sự hội tụ của các yếu tố chính phủ, doanh nghiệp và nhân tài là chìa khóa làm nên một trung tâm FinTech thành công."

Các công ty FinTech ở ASEAN vẫn lạc quan về tương lai bất chấp đại dịch

Theo báo cáo, các công ty FinTech tại ASEAN tiếp tục có cái nhìn tích cực về tương lai khi họ điềm tĩnh ứng phó với đại dịch. Khoảng 2/3 các công ty FinTech nói rằng đại dịch không gây tác động hoặc có tác động tích cực đến kế hoạch gọi vốn trong tương lai (65%) và đầu tư giai đoạn cuối (62%) của họ. Phần lớn các công ty FinTech ở ASEAN (87%) cũng cho biết họ đang đi đúng tiến độ để đảm bảo doanh nghiệp của mình có thể duy trì sau đại dịch, với trọng tâm là đổi mới sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong năm tới.

Ông Chia Hock Lai, Chủ tịch của SFA, cho biết: "Có nhiều lý do chính đáng để các công ty FinTech tại ASEAN lạc quan về tương lai khi mà COVID-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tài chính kỹ thuật số. Để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong khu vực, các công ty FinTech cần phải nhanh nhạy trong việc điều chỉnh các sản phẩm và mô hình doanh thu của mình để cạnh tranh hiệu quả, bao gồm hợp tác với các tổ chức tài chính truyền thống, nhằm phát triển mạnh mẽ trong môi trường sôi động nhưng còn phân tán của khu vực ASEAN."

Độc giả có thể tải xuống báo cáo FinTech ở ASEAN: Khởi động, Tái thiết lập, Chạy! bằng cách truy cập: https://www.uobgroup.com/techecosystem/news-insights-fintech-in-asean-2020.html. Kết quả của báo cáo cũng sẽ được trình bày cho những người tham dự Lễ hội FinTech Singapore 2020 thông qua Phiên thảo luận chồi xanh tại Hội nghị thượng đỉnh về tác động vào Thứ Tư, ngày 9/12, 19:40 – 20:00 giờ Singapore.

Độc giả có thể tải xuống đồ họa thông tin về báo cáo FinTech ở ASEAN: Khởi động, Tái thiết lập, Chạy! tại đây.


 

Giới thiệu về Ngân hàng United Overseas Bank

United Overseas Bank Limited (UOB) là một ngân hàng hàng đầu tại châu Á với mạng lưới hơn 500 văn phòng ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ khi thành lập vào năm 1935, UOB đã phát triển một cách tự nhiên và thông qua một loạt các thương vụ mua lại chiến lược. UOB được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới: được Moody's Investors Service xếp hạng tín nhiệm Aa1 và S&P Global Ratings và Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm AA-. Tại châu Á, UOB hoạt động thông qua trụ sở chính tại Singapore và các công ty con tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn khu vực.

Trong hơn 8 thập kỷ qua, các thế hệ nhân viên của UOB luôn phát huy tinh thần làm chủ, tập trung vào tạo ra giá trị lâu dài và cam kết vững chắc trong việc thực hiện những gì phù hợp dành cho khách hàng và đồng nghiệp của mình.

Chúng tôi tin tưởng vào sứ mệnh của một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm, và cam kết tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của các bên liên quan cũng như cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Cũng như chúng tôi cam kết giúp đỡ khách hàng quản lý tài chính hiệu quả và phát triển doanh nghiệp của mình, UOB kiên định trong việc hỗ trợ phát triển xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, trẻ em và giáo dục.

Giới thiệu về PwC

Tại PwC, mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng niềm tin trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng. Chúng tôi là một mạng lưới các công ty PwC tại 155 quốc gia với hơn 284.000 nhân viên luôn cam kết cung cấp các dịch vụ đảm bảo, tư vấn và tư vấn thuế chất lượng cao. Hãy trao đổi với chúng tôi các vấn đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách truy cập trang web www.pwc.com/sg

PwC được hiểu là mạng lưới PwC và/hoặc một hoặc nhiều công ty thành viên, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

Giới thiệu về Hiệp hội FinTech Singapore (SFA)

SFA là một tổ chức đa ngành và phi lợi nhuận. Mục đích của SFA là nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành FinTech ở Singapore và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các bên tham gia và bên liên quan trong hệ sinh thái FinTech ở Singapore. Là một tổ chức dựa trên thành viên, SFA hiện có hơn 850 thành viên với đầy đủ đại diện từ các bên liên quan trong ngành FinTech, từ các công ty đổi mới ở giai đoạn đầu cho đến các công ty tài chính và nhà cung cấp dịch vụ lớn.

Để hỗ trợ cho mục tiêu của mình, SFA cũng hợp tác với các tổ chức và hiệp hội từ Singapore và trên toàn cầu nhằm đẩy mạnh các sáng kiến liên quan đến ngành FinTech. SFA đã ký kết hơn 60 Biên bản hợp tác (MoU) quốc tế tại 40 quốc gia và là tổ chức U Associate đầu tiên được liên kết với Hiệp hội nghiệp đoàn quốc gia (NTUC). Thông qua Chương trình Tài năng FinTech (FT) ra mắt vào năm 2017, SFA đã góp phần đào tạo cho hơn 300 chuyên gia về FinTech, bao gồm blockchain & tiền điện tử, an ninh mạng và các quy định.

[1] Cuộc khảo sát được thực hiện bởi UOB, PwC và SFA vào tháng 9/2020 tại 109 công ty FinTech trên sáu thị trường ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

[2] Theo báo cáo Nền kinh tế số tại Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek Holdings và Bain & Company được công bố vào tháng 11/2020.

[3] Theo nguồn tương tự ở trên.

[4] Theo báo cáo Tương lai của tiêu dùng trong các thị trường người tiêu dùng tăng trưởng nhanh: ASEAN của Diễn đàn kinh tế thế giới được công bố vào tháng 11/2020.

nguồn: United Overseas Bank
Related Stocks:
OTC:UOVEY Singapore:U11
Related Links: