omniture

Brother Machinery Asia và YCP Solidiance nhấn mạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đối với ngành may mặc

YCP Solidiance
2021-01-18 10:00 1738

JAKARTA, Indonesia, ngày 18/1/2021 /PRNewswire/ -- Trong báo cáo mới với tiêu đề "Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành may mặc:Làm thế nào để cải thiện hiệu quả trong dây chuyền cung ứng của nhà máy may mặc," Brother Machinery (Asia) Limited (BMA) và YCP Solidiance chia sẻ rằng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số là điều tất yếu với những công ty muốn cạnh tranh hiệu quả trong ngành may mặc.

Global Apparel Manufacturing Market Size
Global Apparel Manufacturing Market Size

 Quy mô thị trường may mặc toàn cầu đã đạt 948,2 tỷ USD vào năm 2020, tăng 5,1% so với năm 2019. Quy mô thị trường may mặc dự kiến sẽ tăng lên 992 tỷ USD vào năm 2021, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn 50%.

Tuy nhiên, các số liệu khái quát này không hé lộ thực tế là sự cạnh tranh gay gắt mà những công ty trong ngành may mặc phải đối mặt. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giữa các công ty may mặc không còn dừng lại quy mô nội địa nữa mà đã lan rộng ra quy mô quốc tế. Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số. Việc các nhà máy may mặc buộc phải đóng cửa đã dẫn đến hậu quả là ngành công nghiệp may mặc mất đi chức năng hoạt động và tổng số giờ hoạt động của thiết bị may mặc lần lượt là 70% và 27% vào tháng 4 năm 2020.

BMA và YCP Solidiance đã tổ chức hội thảo trên trang web trực tuyến vào cuối tháng 12/2020 để giải quyết những khó khăn hiện tại trong ngành may mặc và chia sẻ các chiến lược đổi mới có thể giúp các công ty trong ngành may mặc đạt được thành công.

Ngành may mặc có thể đạt được những thành công gì với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số 

Nghiên cứu cho thấy một số thương hiệu may mặc (Uniqlo, Nike và Adidas) đã áp dụng phương thức số hóa vào quy trình kinh doanh, chẳng hạn như phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng giúp giám sát hoạt động sản xuất tốt hơn và tạo ra dòng chảy dây chuyền cung ứng minh bạch hơn.

Do thị trường lao động châu Á không còn là thị trường rẻ nhất nên phương pháp số hóa cho phép các công ty may mặc tiết kiệm chi phí về lâu dài. Những tiến bộ về công nghệ phần cứng như hệ thống internet vạn vật (IoT) tích hợp đã giúp tăng thêm 5% sản lượng hàng may mặc đồng thời giảm bớt 88% chi phí và thời gian sản xuất.

Theo ông Gen Kimura, Tổng Giám đốc BMA, "Số hóa trong lĩnh vực may mặc hướng tới mục đích tối đa hóa sức mạnh của dữ liệu và ngày càng nâng cao sản lượng sản xuất."

Báo cáo cũng đưa ra một khung chương trình hành động dành cho những hãng may mặc có nhu cầu số hóa:

  1. Nắm bắt nhu cầu: Xác định các vấn đề hiện tại về năng suất do quy trình thủ công.
  2. Ưu tiên có chiến lược: Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên về mức độ cấp thiết và khả thi.
  3. IoT và trực quan hóa dữ liệu: Sử dụng IoT để thu thập dữ liệu sản xuất một cách hiệu quả.
  4. Phân tích dữ liệu và hành động: Phân tích dữ liệu và xác định các điểm cần cải thiện.

Khi ngày càng có nhiều cơ hội kinh doanh xuất hiện thì quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc cạnh tranh hiệu quả và gặt hái được thành công.

Tải xuống sách trắng của chúng tôi tại đây.

nguồn: YCP Solidiance