SINGAPORE, ngày 22/02/2021 /PRNewswire/ -- Ngân hàng UOB đang đẩy mạnh nỗ lực để giúp nhiều công ty Singapore nắm bắt cơ hội kinh doanh xuyên biên giới trị giá 3 nghìn tỷ đô la Mỹ của nền kinh tế ASEAN[1]. Ngân hàng đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược với Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) để trở thành đối tác tài chính được chọn của sáng kiến Đối tác Chiến lược GlobalConnect@SBF[2].
UOB signs a Strategic Partnership Agreement as SBF's chosen financial partner to connect Singapore companies to cross-border opportunities arising from ASEAN’s US$3 trillion economy. (L to R) Mr Gan Seow Kee, Vice Chairman of SBF and Chairman of GlobalConnect@SBF Committee; Mr Lam Yi Young, Chief Executive Officer of SBF; Trade and Industry Minister Chan Chun Sing; Mr Ian Wong, Head of Group International Management, UOB and Mr Wee Ee Cheong, Deputy Chairman and Chief Executive Officer, UOB.
Sự hợp tác giữa UOB và SBF đã kết hợp thế mạnh của cả hai bên trong lĩnh vực kết nối các doanh nghiệp Singapore, bao gồm hơn 27.000 thành viên SBF, đến với các cơ hội mở ra trên khắp các quốc gia ASEAN, đặc biệt là ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Khu vực ASEAN, khu vực kinh tế được dự báo lớn thứ tư thế giới vào năm 2050 [3], đưa ra những lời chào mời hấp dẫn cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm động lực tăng trưởng. Các hiệp định thương mại, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của khu vực này.
Ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Ngân hàng UOB cho biết: "Sau khi vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19, các công ty hiện đang tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng và mở rộng quy mô. Một trong những cơ hội hấp dẫn nhất xuất hiện tại khu vực nơi Ngân hàng UOB có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất – ASEAN, một khu vực kinh tế đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng to lớn. Tại UOB, chúng tôi từ lâu đã nhận ra thế mạnh lâu dài và tiềm năng độc đáo cùng bức tranh kinh tế đa dạng của khu vực. Được thành lập vào năm 2011, Bộ phận Tư vấn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) của chúng tôi đã giúp hơn 3.500 công ty mở rộng quy mô hoạt động trên khắp khu vực. Giờ đây, thông qua sự hợp tác với SBF, chúng tôi sẽ giúp xây dựng một môi trường kinh doanh năng động và kết nối, tạo điều kiện cho sự phát triển và lớn mạnh hơn nữa của nhiều doanh nghiệp".
Ông Darius Lim, Trợ lý Giám đốc Điều hành của SBF, cho biết, "Mạng lưới rộng khắp và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của UOB tại ASEAN sẽ hỗ trợ đắc lực cho sáng kiến GlobalConnect @ SBF của chúng tôi, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore vững bước tiến vào khu vực. Với sự hỗ trợ của một ngân hàng nổi tiếng và uy tín của Singapore, các doanh nghiệp sẽ có thể tìm được hướng đi tốt hơn trong bức tranh kinh doanh tại các thị trường mà họ tham gia, phát triển mạng lưới địa phương, cũng như tiếp cận các cơ hội thương mại và đầu tư lớn hơn".
Bộ phận Tư vấn FDI của UOB giúp các công ty gia nhập thị trường bằng cách cung cấp thông tin chi tiết chuyên sâu về thị trường và khả năng tiếp cận đến hệ sinh thái đối tác của Ngân hàng, bao gồm các cơ quan chính phủ khu vực, hiệp hội thương mại và doanh nghiệp. Thông tin chuyên sâu và khả năng tiếp cận như vậy là điều kiện tiên quyết để các công ty xác định hướng đi phù hợp trong lộ trình mở rộng hoạt động ra nước ngoài, một quan điểm đã được nhắc lại trong nghiên cứu gần đây của UOB. Theo Nghiên cứu về Triển vọng SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) năm 2021 của UOB[4], tình trạng thiếu kiến thức về thị trường địa phương và khó khăn trong việc tìm được đối tác phù hợp là hai rào cản hàng đầu mà các công ty Singapore phải đối mặt khi mở rộng quy mô hoạt động ra nước ngoài.
Thông qua các Trung tâm FDI của UOB[5] nằm trên toàn khu vực và các Trung tâm Doanh nghiệp Singapore của SBF, các công ty sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ ngay tại địa phương do cả hai tổ chức cung cấp. UOB cũng sẽ hỗ trợ về mặt tài chính và số hóa cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tiến trình ứng dụng công nghệ của họ bằng cách cung cấp trọn bộ giải pháp kỹ thuật số toàn diện.
Ngoài ra, cả hai tổ chức sẽ chia sẻ thông tin và nguồn lực với các công ty Singapore thông qua các hình thức như hội thảo trên web miễn phí cho các thành viên SBF để giúp họ tìm hiểu thêm về môi trường hoạt động đa dạng của ASEAN và xác định các cơ hội kinh doanh.
Một công ty được UOB hỗ trợ trong quá trình mở rộng hoạt động ra nước ngoài là Tập đoàn Dou Yee, một công ty sản xuất có trụ sở tại Singapore với sự hiện diện tại 26 thị trường, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam. Dou Yee đang tận dụng kiến thức thị trường sâu rộng và các giải pháp tài chính tùy chỉnh của UOB để mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. UOB sẽ tiếp tục hỗ trợ Dou Yee bằng cách kết nối công ty này với bên mua, nhà cung cấp và nhà phân phối tiềm năng trên chuỗi giá trị của họ, cũng như với các cơ hội phát sinh từ động lực phát triển bền vững của ASEAN.
UOB đã và đang giúp các công ty tìm hiểu cách thức mà họ có thể vận dụng để đóng góp và hưởng lợi từ việc xây dựng một tương lai bền vững, song song với việc cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp để thực hiện điều đó. Điều này bao gồm cung cấp nguồn tài chính bền vững thông qua các khung chương trình như Khung chương trình Tài chính bền vững cho lĩnh vực Thành phố Thông minh của UOB[6], Khung chương trình tài chính bền vững cho lĩnh vực Bất động sản của UOB[7] và Khung chương trình Kinh tế Vòng Tròn Xanh của UOB [8]. Các khung chương trình này giúp các công ty dễ dàng đăng ký các khoản vay xanh hoặc gắn với sự phát triển bền vững để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ một cách có trách nhiệm.
[1] Nguồn: "Tổng sản phẩm quốc nội của các nước ASEAN từ năm 2010 đến năm 2020" bởi H. Plecher, Statista, ngày 26/01/2021. |
[2] Sáng kiến do SBF lập ra vào năm 2019 dưới sự hợp tác với Enterprise Singapore nhằm giúp các công ty Singapore mở rộng hoạt động ra nước ngoài, đặc biệt là sang khu vực ASEAN. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo https://globalconnect.sbf.org.sg/. |
[3] Nền kinh tế của ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng trên 5,5% mỗi năm và trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2050. Nguồn: Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, https://www.usasean.org/why-asean/growth |
[4] Nghiên cứu Triển vọng của SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) năm 2021 của UOB được tiến hành từ cuối tháng 11/2020 đến đầu tháng 12/2020 trong số 782 SME địa phương có doanh thu dưới 100 triệu đô la Singapore để tìm hiểu tác động của tình hình kinh tế vĩ mô (đặc biệt là COVID-19), triển vọng dự kiến và kỳ vọng chính của các SME tại Singapore. |
[5] UOB có 10 Trung tâm FDI trên khắp Châu Á, với 6 Trung tâm đặt tại các quốc gia ASEAN như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. |
[6] Khung chương trình Tài chính bền vững cho Thành phố thông minh UOB là khung chương trình tài trợ chuyên biệt đầu tiên của một ngân hàng ở châu Á nhằm giúp các công ty tham gia đóng góp vào việc kiến tạo các thành phố thông minh dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn tài chính bền vững. Vui lòng tham khảo thông cáo tin tức của UOB: UOB ra mắt Khung chương trình Tài chính Bền vững Thành phố Thông minh, khung chương trình đầu tiên của một ngân hàng ở Châu Á để giúp nhiều công ty hơn mở rộng quy mô hoạt động một cách có trách nhiệm, ngày 24/11/2020. |
[7] Khung chương trình Tài chính bền vững cho lĩnh vực Bất động sản của UOB là khung chương trình cho vay đầu tiên dành do một ngân hàng Singapore thành lập dành cho lĩnh vực này. Khung chương trình này được phát triển chuyên biệt cho các công ty sở hữu hoặc quản lý tài sản bất động sản, chẳng hạn như trung tâm dữ liệu, khách sạn, tài sản công nghiệp và dân cư, văn phòng, nhà hàng và không gian bán lẻ. Vui lòng tham khảo thông cáo tin tức để biết thêm thông tin: UOB cung cấp ba khoản vay xanh đầu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Khung chương trình Tài chính bền vững mới của họ cho lĩnh vực Bất động sản , ngày 31/10/2019. |
[8] Khung chương trình Kinh tế Vòng Tròn Xanh của UOB được thiết kế để giúp các công ty các công ty tham gia vào các hoạt động kinh doanh áp dụng "3R" (Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng, Recycle - Tái chế), tái chế chất thải điện tử, cũng như những công ty trong hệ sinh thái tái chế nhựa có thể tiếp cận nguồn tài chính bền vững hơn. |
Giới thiệu về UOB
United Overseas Bank Limited (UOB) là ngân hàng hàng đầu tại Châu Á với mạng lưới trải dài toàn cầu, bao gồm hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ khi thành lập vào năm 1935, UOB đã phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn lực nội tại và một loạt các thương vụ mua lại chiến lược. UOB được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới: Được xếp hạng Aa1 bởi Moody's Investors Service và AA bởi cả S&P Global Ratings và Fitch Ratings. Tại Châu Á, UOB hoạt động thông qua trụ sở chính tại Singapore và các ngân hàng con ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn khu vực.
Trong hơn tám thập kỷ, các thế hệ nhân viên của UOB đã phát huy tinh thần làm chủ doanh nghiệp, tập trung vào việc hiện thực hóa cam kết tạo ra giá trị lâu dài và mang lại những gì tốt đẹp nhất cho khách hàng và đồng nghiệp của chúng tôi.
Chúng tôi tin tưởng vào việc trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm, đồng thời cam kết tạo ra sự khác biệt đối với cuộc sống của các bên liên quan và tại cộng đồng mà chúng tôi đang hoạt động. Bên cạnh việc tận tâm giúp khách hàng quản lý tài chính một cách khôn ngoan và phát triển doanh nghiệp của họ, UOB còn kiên định theo đuổi các hoạt động hỗ trợ phát triển xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật, trẻ em và giáo dục.