omniture

CGTN: Phát triển đất nước không gắn liền với hệ tư tưởng là một thách thức lớn

CGTN
2021-07-02 01:47 4540

BẮC KINH, 2/07/2021 /PRNewswire/ --- "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột."

Phát triển đất nước không gắn liền với hệ tư tưởng là một thách thức lớn
Phát triển đất nước không gắn liền với hệ tư tưởng là một thách thức lớn

Lời tuyên bố của cố Đặng Tiểu Bình nắm bắt được thực chất của sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc - đất nước với một lựa chọn cho con đường phát triển phù hợp với hoàn cảnh thực tại.

Trước khi ông Đặng lãnh đạo Trung Quốc đi theo con đường cải cách mở cửa vào năm 1978, đất nước còn đang bị giam cầm về ý thức hệ tư tưởng và đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Tư tưởng này nhấn mạnh rằng bất kể điều gì gắn liền với chủ nghĩa xã hội về bản chất phải vượt trội hơn so với chủ nghĩa tư bản. 

Trung Quốc có thể vươn tới chủ nghĩa quân bình vô song vào thời điểm đó, tuy nhiên sự nghèo đói, tức là mọi người đều nghèo đói đã kìm hãm bước phát triển này.

Ông Đặng tuyên bố rằng nếu chủ nghĩa xã hội kéo theo nghèo đói, thì chế độ này không phù hợp với đất nước. Hướng đến chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc để phục vụ lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với phải tuân thủ chặt chẽ quy luật cứng nhắc nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Khi đất nước bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, trọng tâm chuyển sang mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Kể từ đó, chủ nghĩa xã hội mang màu riêng của Trung Quốc đã phát triển thành lực lượng giải phóng hùng mạnh nhất ở đất nước này, khơi dậy đổi mới, sáng tạo, tinh thần kinh doanh và năng suất.

Đồng thời cũng truyền sức sống mới, sáng tạo và tư duy cầu tiến cho đất nước, cũng như giúp người Trung Quốc nắm giữ vị trí trọng tài cuối cùng của cải cách và thử nghiệm xã hội. 

Chính trong bối cảnh này, Trung Quốc đã chuyển mình trở thành thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một nước xã hội chủ nghĩa nhưng đồng thời cũng có thể thúc đẩy đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng gần 10 lần, đạt 2,59 nghìn tỷ USD vào năm 2020 đồng thời nhập khẩu cũng tăng gần 8,5 lần, đạt 2,05 nghìn tỷ USD.

Sự linh hoạt của thể chế quốc gia đã góp phần cải tiến đất nước. Chính nhờ sự linh hoạt này mà người dân Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cũng như suy thoái về chính trị và tư tưởng, đồng thời truyền cho họ một ý thức mãnh liệt về chủ nghĩa thực dụng, tập trung vào chủ nghĩa thực tế đồng thời khuyên người dân chăm chỉ, siêng năng hơn. 

Bước sang thế kỷ 21, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc hiện đang trong kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội.

Đó là một xã hội đa văn hóa và đa phương. Đất nước đã khẳng định mình là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong việc thúc đẩy thương mại tự do, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Cũng như ông Đặng đã từng nói, mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột. Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản đều không quan trọng, quan trọng là đáp ứng được nhu cầu của người dân.

https://news.cgtn.com/news/2021-06-28/Development-not-ideology-is-the-hard-truth-11sgoCycZu8/index.html

 

nguồn: CGTN
Related Links: