TUYỀN CHÂU, Trung Quốc, 07/09/2021 /PRNewswire/ - Bộ phim tài liệu "Trở về Zai Tun" bắt đầu được chiếu trên kênh National Geographic từ ngày 4/09, phát sóng tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới bằng 43 ngôn ngữ. Nội dung bộ phim hé lộ câu chuyện tại Tuyền Châu, địa điểm gần đây đã được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Thế giới trong phiên họp lần thứ 44 của Ủy ban Di sản Thế giới với tên gọi "Thương cảng của Thế giới thời Tống-Nguyên Trung Quốc". Bộ phim tài liệu do Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyền Châu phối hợp sản xuất cùng đài Fujian Straits TV.
Exploring China’s Ocean Civilization: Documentary “Return to Zai Tun” Is Coming Soon on National Geographic.
Sự kiện Tuyền Châu thành công ghi tên vào Danh sách Di sản Thế giới đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho Con đường Tơ lụa Hàng hải Phương Đông thời bấy giờ. Nơi đây được mọi người trên khắp thế giới công nhận và trân trọng như một thành phố lưu giữ kí ức và của cải chung của nhân loại. Bộ phim tài liệu "Trở về Zai Tun" xuất phát từ cái tên của Tuyền Châu thời đó, sử dụng lối nói và góc nhìn hiện tại để giải thích rõ hơn về Zai Tun của quá khứ và ngày ngay, cũng như các mối liên kết lịch sử.
Có thể nói, Tuyền Châu là hình mẫu điển hình về cảng trung tâm thương mại hàng hải thế giới và là điểm khởi đầu duy nhất của Con đường tơ lụa trên biển được UNESCO công nhận, nơi đây đã làm thế nào để vươn lên từ một làng chài nhỏ thành một thành phố cảng trọng điểm thịnh vượng? Các hoạt động giao thương đường dài trên biển với toàn thế giới đã hội nhập cùng sự đa dạng xã hội và văn hóa toàn cầu như thế nào, và làm thế nào để biến sự phồn vinh giữa các nền văn hóa thành hiện thực - động lực thay đổi lịch sử và các yếu tố di truyền đằng sau tấm màn thành công này là gì?
Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong 90 phút của Bộ phim tài liệu "Trở về Zai Tun". Câu chuyện mở đầu bằng cuốn nhật ký hành trình về phương Đông của Jacob de Ancona với tên gọi "Thành phố ánh sáng". Mục đích của chuyến phiêu lưu là giải mã những phẩm chất của phương Đông và ảnh hưởng của nền văn minh hải dương Trung Quốc từ góc độ toàn cầu, đồng thời kết giao cùng những con người được sinh ra từ biển, ưa phiêu lưu, táo bạo nhưng lại nồng hậu và đa văn hoá.
Bộ phim tài liệu được xây dựng và trau chuốt trong khoảng bốn năm để đảm bảo tính chính xác và chặt chẽ của dữ kiện lịch sử, đồng thời cũng nêu bật những quan điểm mới mẻ. Đội ngũ sản xuất đã dừng chân tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ để thu thập các tài liệu lịch sử về Tuyền Châu, kể cả nhà thờ trong "Marco Polo du ký", ấn bản đầu tiên của "Thành phố ánh sáng" để nghiên cứu và so sánh.
Trên cơ sở này, đoàn sản xuất phim đã phỏng vấn một số chuyên gia hàng đầu từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc để xác định tầm quan trọng của các hoạt động giao lưu công dân trên biển trong suốt lịch sử cùng những bước ngoặt trong kiến thức truyền thống. Nhóm làm phim đã mở rộng góc nhìn từ Tuyền Châu và đi theo các mốc sự kiện quan trọng dọc chiều dài lịch sử để truy tìm bằng chứng hiện vật cùng những câu chuyện đương đại, xây dựng nên một hệ thống nhận thức đa chiều với Tuyền Châu là điểm tựa.
Bộ phim tài liệu cũng tận dụng lợi thế này để đối chiếu tinh thần chủ nghĩa nhân văn, các ngành nghề thủ công dân gian với xã hội xưa để vẽ nên bức tranh về sự kế thừa và phát triển, sự đổi mới và hội nhập. Cảng Zai Tun cổ đại đã từng là thương cảng lớn nhất phương đông, không ngoa khi nói rằng sự phát triển của thành phố này vẫn có thể khơi dậy nguồn cảm hứng bất tận cho con người thời nay.
Để biết thêm thông tin về Bộ phim tài liệu, vui lòng truy cập www.docuchina.cn.