Chúng tôi nhận được thông báo từ khách hàng về một số thay đổi trong nội dung phát hành. Phiên bản hoàn chỉnh đã qua đính chính của thông cáo tin tức do Viện Nghiên cứu Nhân sâm Hàn Quốc phát hành vào ngày 21/10/2021 trên PR Newswire có nội dung như sau:
SEOUL, Hàn Quốc, ngày 28 tháng 10 năm 2021 /PRNewswire/ - Viện Nghiên cứu Nhân sâm Hàn Quốc gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu về "tác dụng bổ trợ vắc-xin của hồng sâm"' và "tác dụng ngăn ngừa tổn thương đường hô hấp". Hồng sâm được phát hiện hoạt động như một chất bổ trợ vắc-xin tiềm năng [1] thông qua khả năng nâng cao hiệu lực vắc-xin.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hồng sâm làm tăng hiệu lực vắc-xin, do đó khi uống hồng sâm kết hợp với tiêm vắc-xin thì sẽ tăng cường tác dụng kháng vi-rút và ngăn ngừa tổn thương phổi do các loại vi-rút gây ra so với việc chỉ tiêm mỗi vắc-xin. Ngoài ra nếu uống hồng sâm ngay khi bắt đầu tiêm chủng vắc-xin vi-rút corona có thể làm tăng tác dụng của vắc-xin. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng mở đầu cho hy vọng đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhiễm.
Trong bài báo "Tác dụng bảo vệ của chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc đối với các ca lây nhiễm vi-rút cúm H1N1 và H3N2 ở chuột" xuất bản năm 2021 trên tờ tin tức học thuật quốc tế "Tạp chí Thực phẩm Y học", người ta đã xác nhận rằng tỷ lệ sống sót của những con chuột được tiêm vắc-xin kèm tinh chất hồng sâm cao hơn so với chuột chỉ được tiêm phòng đơn thuần. Sau 14 ngày sử dụng tinh chất hồng sâm cho chuột, người ta tiến hành tiêm vắc-xin cho chúng, tiếp tục cấy vi-rút cúm (H1N1, H3N2) khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng và đưa vào theo dõi. Kết quả thu được cho thấy tinh chất hồng sâm có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ vi rút và giảm thiểu tốc độ sản xuất các chất gây viêm do vi rút trong phổi.
Trong bài báo "Hồng sâm Hàn Quốc tăng cường hiệu lực vắc-xin Δ pep27 phế cầu khuẩn bằng cách ức chế sản xuất oxy phản ứng" được xuất bản trên "Tạp chí Nghiên cứu Nhân sâm" vào năm 2019, tinh chất hồng sâm đã được sử dụng cho chuột. Sau khi tiêm vắc-xin (Δ pep27) và bị nhiễm phế cầu, người ta quan sát thấy rằng tinh chất hồng sâm làm tăng tốc độ hình thành kháng thể và tỷ lệ sống sót của chuột bị nhiễm phế cầu, đồng thời giảm thời gian tiêm phòng cần thiết thông qua việc nâng cao hiệu lực vắc-xin.
Viện Nghiên cứu Nhân sâm Hàn Quốc cho biết, các kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng bổ trợ vắc-xin và tác dụng phòng ngừa tổn thương đường hô hấp của hồng sâm, đồng thời Viện có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu trên các loại vi-rút khác nhau thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
[1]. Tài liệu tham khảo khoa học về tác dụng bổ trợ vắc-xin của Nhân sâm: https://www.sciasedirect.com/science/article/pii/S1226845320301883