SINGAPORE, 05/11/2021 /PRNewswire/ -- Theo một báo cáo mới của IDC được nền tảng thanh toán toàn cầu 2C2P uỷ quyền, lĩnh vực thanh toán điện tử đang thúc đẩy Đông Nam Á trải qua giai đoạn chuyển đổi tài chính. Nhờ xu hướng thay đổi trong tiêu dùng và bán lẻ cũng như các tùy chọn thanh toán toàn diện hơn, chi tiêu cho thương mại điện tử sẽ tăng 162%, đạt 179,8 tỷ USD vào năm 2025 trong toàn khu vực, trong đó thanh toán điện tử chiếm 91% giao dịch.
IDC InfoBrief, "Cách người dùng Đông Nam Á mua hàng và thanh toán: Thúc đẩy giá trị kinh doanh mới cho người bán", hé lộ những vấn đề phức tạp trong hệ sinh thái thanh toán bị phân mảnh ở Đông Nam Á, từ đó giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn và dễ dàng nắm bắt cơ hội. Báo cáo theo dõi các xu hướng mới nổi như ví điện tử, thanh toán nội địa (các hình thức chuyển khoản và dịch vụ ngân hàng trực tuyến) và Mua trước trả sau (BNPL) cùng các hình thức truyền thống như thẻ và tiền mặt. Báo cáo dự đoán rằng sự thay đổi thị phần các hình thức thanh toán từ năm 2019 đến năm 2025 của các nước Đông Nam Á sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược mở rộng quy mô xuyên biên giới.
Ông Aung Kyaw Moe, người sáng lập và Giám đốc điều hành của 2C2P khẳng định: "Đó là cơ hội để thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển hơn nữa và cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của người tiêu dùng trong khu vực. Thanh toán điện tử không còn là công cụ có thì tốt mà phải là phương thức bắt buộc phải có, là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mọi công ty. Năng lực của doanh nghiệp trong hành trính tối ưu hóa khả năng thanh toán và hoạt động theo phạm vi địa lý cũng sẽ bảo chứng cho khả năng duy trì thế mạnh cạnh tranh, linh hoạt và thành công trên toàn khu vực".
Xu hướng tiêu dùng và bán lẻ thay đổi đã kéo theo sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á, với hơn 400 triệu người dùng thương mại điện tử dự kiến vào năm 2025. Tiềm năng dự báo này đã thúc đẩy cơ hội cạnh tranh và hợp tác của khu vực công và tư nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng thanh toán cần thiết cho doanh nghiệp để tiếp cận con số người dùng khổng lồ kể trên. Các phương thức thu về lợi nhuận lớn gồm ví điện tử, thanh toán nội địa và mua trước trả sau.
Ông Michael Araneta, Phó Chủ tịch, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, IDC Financial Insights Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Hiện trạng mảng thanh toán tại Đông Nam Á còn chưa liền mạch, các hệ thống thanh toán và hiệu quả áp dụng cũng như các quy định có thể khác nhau tuỳ vào từng thị trường. Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu và nắm rõ được những thách thức tại khu vực, chúng tôi đã tổng hợp toàn diện hướng dẫn mô tả thực trạng thanh toán của khu vực với thông tin chuyên sâu về thanh toán theo khu vực và địa phương. Chúng tôi hi vọng rằng những tổng hợp trong báo cáo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, giúp doanh nghiệp hội nhập làn sóng kỹ thuật số và cuối cùng là mở ra nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 276 tỷ USD của Đông Nam Á".
Liên hệ:
Sylvia McKaige
Sylvia.mckaige@salweengroup.com