Tam Á, Trung Quốc, 12/11/2021 /PRNewswire/ - Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển đông, đã tổ chức hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải Toàn cầu và Quản trị Đại dương 2021, với mục tiêu tập trung vào các chủ đề bao gồm "Nghiên cứu biên giới về luật biển quốc tế", "Thực tiễn quản trị đại dương ở Bắc Cực", "Hợp tác quốc tế về an ninh và an toàn hàng hải dưới tác động của Covid-19" và "Phát triển nền kinh tế xanh và đại dương bền vững". Các diễn giả đã chia sẻ quan điểm liên quan đến nhiều nghiên cứu biên giới về Luật Biển Quốc tế (UNCLOS), bao gồm vai trò của UNCLOS trong các cuộc đàm phán của BBNJ và mức độ can thiệp của UNCLOS đối với Anthropocen. Các vấn đề về xâm lấn lãnh thổ trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, các nỗ lực trong khu vực về phòng chống ô nhiễm chất thải nhựa và quy chế pháp lý quốc tế của Lực lượng Tuần duyên theo hướng dẫn của UNCLOS cũng như các công cụ luật pháp quốc tế đã được mở rộng trong cuộc thảo luận, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc thực hiện và phối hợp với tổ chức UNCLOS hiện tại.
Các nỗ lực và cơ chế hợp tác của những quốc gia trong khu vực bắc địa cầu phối hợp với sự tham gia và góp mặt của các bên liên quan đến vấn đề Bắc Cực ở cấp độ khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng được đưa ra thảo luận. Kết luận lại, trong điều kiện các cơ hội ở Bắc Cực tiếp tục mở rộng thì những quốc gia lớn tại khu vực này vẫn sẽ hợp tác cùng nhau nhằm nâng cao tiềm năng kinh tế và giải quyết các xung đột trước khi những xung đột này nổ ra.
Hợp tác quốc tế về an ninh và an toàn hàng hải dưới tác động của Covid-19 đã thu hút được đông đảo sự quan tâm cũng như được thảo luận rộng rãi. 1,9 triệu thuyền viên trên thế giới hiện đang phải đối mặt với các thách thức chính bao gồm khủng hoảng do sự thay đổi thuyền viên, thiếu sự chăm sóc y tế và tiêm chủng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu hơn nữa giữa các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nhau để giải quyết các thách thức này. Bên cạnh đó, trên khu vực Biển Đông, mặc dù đại dịch đã có ảnh hưởng nhất định đến việc tương tác giữa các quốc gia, nhưng sự hợp tác về an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực vẫn đặc biệt được duy trì mạnh mẽ.
Phát triển nền kinh tế xanh cũng là một chủ đề đang nhận được sự rất nhiều sự quan tâm. Trong phiên họp này, những đề xuất lấy cảm hứng dựa trên các nghiên cứu thực địa vững chắc và kinh nghiệm tiên tiến từ Great Bay Area (GBA) cũng như các quốc đảo và quốc gia trong khu vực đã được giới thiệu. Hải Nam, với tư cách là Cảng Thương mại Tự do duy nhất của Trung Quốc và có vị trí giáp Biển Đông, đã quyết tâm đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực và kết nối toàn cầu vững mạnh hơn bằng cách đẩy mạnh phát triển đại dương bền vững.