omniture

CÁC NHÀ BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN Ở ĐÔNG NAM Á DUY TRÌ LẠC QUAN CHUẨN BỊ CHO MỘT KỶ NGUYÊN BÁN HÀNG ĐA KÊNH MỚI

Lazada Group
2022-01-27 10:00 2782

Chỉ số Niềm tin về ngành Thương mại Kỹ thuật số của Lazada cho thấy niềm tin của các nhà bán hàng vẫn ở mức cao trong suốt năm 2021, báo hiệu một năm phát triển mạnh mẽ cho ngành thương mại kỹ thuật số

Để xem đồ họa thông tin dạng ảnh về những thống kê chính trong báo cáo, vui lòng nhấp vào đây.

SINGAPORE, 27/1/2022 /PRNewswire/ -- Những người bán hàng ở Đông Nam Á đang thích nghi với kỷ nguyên bán hàng đa kênh mới, theo kết quả từ Chỉ số Niềm tin về ngành Thương mại Kỹ thuật số (DCCI) quý 4 năm 2021 của Lazada. Ngay cả khi vào quý cuối năm, chúng ta đã chứng kiến mức độ di chuyển cao hơn[1] và lượng người ghé qua cửa hàng thực tế dần khôi phục trở lại khi các lệnh hạn chế do COVID-19 được nới lỏng, gần một nửa (47%) người bán trực tuyến cho biết doanh số bán hàng của họ tăng hơn 10% trong cùng thời kỳ.


Ông Magnus Ekbom, Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn Lazada cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng trong quý cuối năm 2021, mọi người dành ít thời gian ở nhà hơn và ngày càng năng lui tới các cửa hàng bán lẻ và giải trí thực tế. Xu hướng này, khi được xem xét cùng với sự thành công của mùa lễ hội mua sắm trực tuyến cuối năm, cho thấy so với trước đây thì hiện nay người tiêu dùng đang áp dụng phương pháp mua hàng kết hợp, bao gồm cả nền tảng trực tuyến và mua sắm trực tiếp tại cửa hàng theo nhu cầu của họ, làm gia tăng giá trị và mang lại sự tiện lợi cho người mua hàng." 

Nghiên cứu này, hiện đã được thực hiện lần thứ ba, cũng cho thấy rằng trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra với đầy biến động, thì người bán hàng vẫn giữ vững niềm tin trong suốt năm 2021 với cái nhìn lạc quan về hiệu suất bán hàng của họ. 70% số người được hỏi trong nửa đầu năm 2021 dự kiến doanh số bán hang của họ sẽ tăng ít nhất 10% trong quý tiếp theo, theo sau đó là 76% trong quý 3 năm 2021 và 74% trong báo cáo mới nhất về quý 4 năm 2021. Điều này cho chúng ta thấy rõ là ngay cả khi không có các lễ hội mua sắm lớn, những nhà bán hàng trực tuyến vẫn có khả năng phục hồi. 

Được thực hiện vào quý 4 năm 2021 với sự tham gia của 1,126 nhà bán hàng trực tuyến khắp Đông Nam Á, báo cáo mới nhất cũng cho thấy 76% người bán nói rằng họ sẽ tiếp tục tăng lượng hàng tồn kho tối thiểu là 10% trong ba tháng đầu năm 2022.

Hơn nữa, khi người tiêu dùng dần thích nghi với thói quen mua sắm đa kênh - trực tiếp đến cửa hàng thực tế và kết hợp mua sắm trực tuyến vì sự thuận tiện và giá cả của sản phẩm, người bán từ khắp các danh mục sản phẩm khác nhau thể hiện sự lạc quan rằng điều này sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng của họ. Đặc biệt, vì phần lớn dân số lao động trong khu vực thực hiện mô hình làm việc kết hợp, phối hợp giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng, những người bán hàng trong danh mục thời trang (75%) và điện tử (73%) có quan điểm lạc quan cao nhất trong các danh mục về mức độ gia tăng doanh số dự kiến trong ba tháng tới.

Các nhà bán hàng nhận thức được rằng họ cần phải nỗ lực thu hút thêm nhiều khách hàng mua sắm trực tuyến hơn nữa, đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm của họ vẫn có mức giá cạnh tranh, sau khi nhận ra được lợi ích của các nền tảng trực tuyến trong việc thu hút, giữ chân và lôi kéo người tiêu dùng thông qua các sáng kiến như mua sắm kết hợp giải trí. Cũng giống như quan điểm trước đó của họ vào năm 2021, trong nghiên cứu quý 4 năm 2021, 59% người bán hàng được khảo sát chỉ ra rằng hoạt động thu hút thêm nhiều lưu lượng truy cập trực tuyến hơn từ người mua sắm và 54% đề cử việc gia tăng cạnh tranh về giá là hai cơ hội hàng đầu để tăng trưởng trong quý 1 năm 2022. 

Ông Chong Hin Ng, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Asia Insight, cho biết: "Ngày nay, hành trình mua sắm của khách hàng trở nên phức tạp hơn rất nhiều: họ đang ngày càng chuyển đổi liên tục giữa các kênh trực tuyến và cửa hàng thực tế. Xu hướng này cũng được quan sát trong tất cả các danh mục sản phẩm bao gồm mua sắm mỹ phẩm, thời trang, thậm chí cả thực phẩm và hàng tạp hóa. Mặc dù hành vi này không hẳn là "mới mẻ", nhưng đã được thúc đẩy gia tăng bởi nền kinh tế tại gia trong thời kỳ đại dịch. Do đó, để có cơ hội giành được khách hàng cao hơn, các thương hiệu cần tích hợp trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến trên một loạt các điểm tiếp xúc, đồng thời tận dụng công nghệ để tái tạo "sự kết nối giữa con người" trong không gian số".

DCCI là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại hình này nhằm tìm ra các xu hướng trong lĩnh vực thương mại kỹ thuật số bằng cách lập chỉ mục cảm xúc và mức độ tin tưởng của các nhà bán hàng trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này đánh giá niềm tin của doanh nghiệp dựa trên các cuộc khảo sát đánh giá ý kiến của những người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, MalaysiaSingapore). Trong quý 4 năm 2021, Lazada đã khảo sát 1,126 người bán về hiệu suất bán hàng trực tuyến hiện tại và kỳ vọng của họ đối với hoạt động kinh doanh thương mại kỹ thuật số của họ trong tương lai. Chỉ số này có phạm vi từ 0 đến 100, trong phổ điểm này thì 0 là ở mức "rất bi quan" và 100 là ở mức "rất lạc quan".

Giới thiệu về Lazada Group

Được thành lập vào năm 2012, Lazada Group là nền tảng Thương mại Điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á. Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ phát triển ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam thông qua lĩnh vực thương mại và công nghệ. Với mạng lưới logistics và thanh toán lớn nhất trong khu vực, Lazada là một phần trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trong khu vực và chúng tôi đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu người mua sắm vào năm 2030. Kể từ năm 2016, Lazada luôn là nền tảng hàng đầu tại Đông Nam Á của Tập đoàn Alibaba với cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu thế giới. 

[1] Xu hướng di chuyển trong bối cảnh COVID-19 của Google

 

nguồn: Lazada Group