SINGAPORE, 10/02/2022 /PRNewswire/ -- Tập đoàn OMRON (Trụ sở: Shimogyo-Ku, Kyoto. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành: Yoshihito Yamada) đã chính thức công bố khóa học tương lai với ý tưởng đổi mới sản xuất "Tự động hóa cải tiến" nhằm đề ra định hướng phát triển sản xuất trong thập kỷ tiếp theo dựa trên những thay đổi đa dạng và phức tạp trong điều kiện thị trường đồng thời dựa trên thành tích đã đạt được đối với mục tiêu "3 i" tự động hóa.
OMRON theo đuổi tham vọng đổi mới tại cơ sở thông qua thực hiện 3 mục tiêu nằm thuộc ý tưởng tự động hóa đổi mới: "Chuyển đổi số", "Tự động hóa vượt trên khả năng con người" và "Hợp tác tiến bộ giữa con người và máy móc".
Thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất trên khắp thế giới đang phải đối mặt với thách thức đổi mới và phát triển sản xuất theo hướng hậu COVID. Bên cạnh nhu cầu bắt kịp đổi mới trong công nghệ, thay đổi sản phẩm và phương pháp sản xuất, các nhà sản xuất còn đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi quy trình sản xuất nhằm thực hiện SDG (Mục tiêu phát triển bền vững) liên quan tới vấn đề môi trường toàn cầu, đa dạng hóa giá trị con người và phúc lợi cho đội ngũ nhân sự của họ. Kể từ năm 2016, OMRON đã giải quyết thành công nhiều vấn đề trong sản xuất cho rất nhiều khách hàng bằng cách hiện thực hóa ý tưởng đổi mới sản xuất độc đáo về Tự động hóa cải tiến.
Để thực hiện được chiến dịch mới về Tự động hóa cải tiến này, OMRON sẽ tăng cường hợp tác với các khách hàng nhằm giải quyết những vấn đề của ngành công nghiệp sản xuất vốn đang ngày càng đa dạng và phức tạp hơn bằng công nghệ tự động hóa độc đáo luôn hướng tới môi trường toàn cầu và lợi ích của nhân viên.
Theo ông Takehito Maeda, giám đốc điều hành của OMRON Asia Pacific Pte Ltd thuộc ngành tự động hóa công nghiệp: "Ý tưởng "tự động hóa cải tiến" là kim chỉ nam giúp OMRON củng cố vị thế thương hiệu trong phân khúc tự động hóa công nghiệp với năng lực giải quyết các vấn đề sản xuất từ nhiều lĩnh vực trên khắp Châu Á Thái Bình Dương như ô tô, thực phẩm và đồ uống, FMCG, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số cùng vô vàn lĩnh vực khác. Trên đà phát triển hiện tại, chúng tôi tự tin sẽ đóng góp nhiều hơn nữa thông qua các giải pháp công nghệ tân tiến cùng với phạm vi tiếp cận lớn hơn và dịch vụ được cải thiện từng ngày".
<Ba phương thức sản xuất của tương lai>
1. Cải tiến cơ sở sản xuất thông qua "Chuyển đổi số"
Tại OMRON, sử dụng công nghệ ảo để giám sát và mô phỏng từ xa đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm và đảm bảo địa điểm sản xuất của công ty hoạt động đúng theo các quy định hạn chế di chuyển và tiếp xúc trong bối cảnh đại dịch COVID-19. OMRON tin rằng nỗ lực cải tiến tại cơ sở dựa trên Trải nghiệm kỹ thuật số (DX) là điều cần thiết ngày nay do sự phức tạp trong ngành sản xuất thậm chí sau đại dịch COVID và sẽ mang đến các công nghệ và giải pháp giúp thúc đẩy sự phát triển DX tại các cơ sở sản xuất.
2. "Tự động hóa vượt trên khả năng của con người", Hãy để máy móc thực hiện mọi việc có thể
Các nhà sản xuất đang phải gồng mình xoay xở trước những khó khăn trong ổn định nguồn nhân lực song song với áp lực liên tục nâng cao hiệu quả sản xuất để đảm bảo nguồn cung ứng, duy trì và củng cố năng lực cạnh tranh. Áp dụng khái niệm "Tự động hóa vượt trên khả năng con người", công nghệ ứng dụng điều khiển có tốc độ và độ chính xác cao, OMRON đặt mục tiêu đổi mới cơ sở sản xuất theo hướng tạo điều kiện cho nhân viên tự tin và thoải mái tham gia vào công việc sáng tạo bằng cách tận dụng IoT, AI và công nghệ người máy, chuyển giao những công việc vốn phụ thuộc vào con người cho máy móc. Ngoài ra, với quy trình tự động hóa có sự cân bằng giữa năng suất và hiệu suất sử dụng năng lượng, OMRON sẽ góp phần kiến tạo lĩnh vực sản xuất mới đáp ứng nhu cầu sản phẩm đang thay đổi nhanh chóng trong khi vẫn bảo vệ môi trường.
3. " Tăng cường sự kết hợp giữa con người và máy móc" giúp con người phát huy tối đa tiềm năng vốn có.
Sự khéo léo và sáng tạo của con người là yếu tố không thể thiếu trong một quy trình sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa và cá nhân hóa sản phẩm. Ngành sản xuất cần tìm cách phát huy tối đa khả năng của con người để tiếp tục phát triển không ngừng. OMRON đặt mục tiêu phát triển quy trình sản xuất mới để mang tới cho nhân viên cơ hội phát huy tối đa tiềm năng vốn có, tạo động lực phát triển bằng cách trao vai trò lãnh đạo cho họ, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch từ con người sang máy móc. Với khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, đơn giản, lặp đi lặp lại, máy móc sẽ hỗ trợ chuyên môn cho con người. Đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, robot sẽ là nguồn lực che chở cho con người. OMRON đặt mục tiêu triển khai một cơ sở sản xuất nơi người lao động có thể làm việc bằng niềm vui, sản xuất hăng say và tạo ra năng suất cao bằng cách hiện thực hóa ý tưởng "Tăng cường sự kết hợp giữa con người và máy móc".
Giới thiệu về Tự động hóa cải tiến
Gần đây, OMRON đã phát triển một ý tưởng mới về đổi mới sản xuất, được gọi là "Tự động hóa cải tiến". Với khái niệm này, OMRON cam kết đổi mới các cơ sở sản xuất thông qua ba cải tiến chính, hay còn gọi là ba "i". Thông qua những cải tiến trong lĩnh vực tự động hóa, OMRON mong muốn cải thiện đáng kể năng suất tại cơ sở để cho ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Với chữ "i" đầu tiên, "integrated" (cải tiến điều khiển), OMRON sẽ tìm cách cải tiến công nghệ điều khiển tự động sao cho bất kỳ nhân viên vận hành nào, ngay cả những người chưa có kinh nghiệm, cũng có thể dễ dàng thực hiện công việc mà trước đây chỉ những lao động có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn mới có thể đảm nhận. Với chữ "i" thứ hai, "intelligent'' (phát triển thiết bị thông minh dựa trên CNTT&TT), OMRON mong muốn sẽ liên tục tạo ra các thiết bị và dây chuyền sản xuất tiên tiến. Thông qua một loạt các thiết bị điều khiển và trí tuệ nhân tạo (AI), máy móc có thể học hỏi kinh nghiệm và duy trì trạng thái hoạt động tối ưu. Chữ "i" thứ ba trong từ "interactive" (sự hài hòa mới giữa con người và máy móc) mang ý nghĩa OMRON luôn dốc sức phát triển mối quan hệ hài hòa mới giữa nhân viên vận hành và máy móc. Khi cả hai đối tượng này cùng làm việc trong một không gian, máy móc có thể hỗ trợ nhân viên vận hành bằng cách nhận biết suy nghĩ và hành vi của con người theo cách mà chỉ có OMRON, một nhà sản xuất thiết bị điều khiển chuyên nghiệp hiểu rõ các tầng sản xuất từ trong ra ngoài, mới có thể nhận ra.
Giới thiệu về Tập đoàn Omron
OMRON là tập đoàn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa dựa trên công nghệ cốt lõi "Cảm biến & Điều khiển + Suy nghĩ". Lĩnh vực kinh doanh của OMRON trải rộng ở nhiều mảng, từ tự động hóa công nghiệp và linh kiện điện tử đến các hệ thống xã hội, chăm sóc sức khỏe và giải pháp môi trường. Được thành lập vào năm 1933, OMRON có khoảng 30.000 nhân viên trên toàn thế giới đang làm việc để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng tại 120 quốc gia và khu vực. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập :
https://www.omron.com/global/en/