JAKARTA, Indonesia, 07/03/2022 /PRNewswire/ -- East Ventures, một nhà đầu tư mạo hiểm đa lĩnh vực, tiên phong đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ và cũng là nhà đầu tư hoạt động tích cực nhất ở Indonesia, đã hợp tác với Katadata Insight Center và PwC Indonesia để ra mắt Báo cáo East Ventures - Chỉ số Cạnh tranh Kỹ thuật số năm 2022 (EV-DCI 2022). Báo cáo nghiên cứu EV-DCI 2022 tập trung đo lường mức độ cạnh tranh về kỹ thuật số tại Indonesia với chủ đề "Hướng tới kỷ nguyên vàng kỹ thuật số của Indonesia".
Ông Willson Cuaca, đồng sáng lập và thành viên hợp danh của East Ventures cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi một lần nữa được phát hành báo cáo EV-DCI 2022. Năm nay, nền kinh tế số của Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng và mức độ cạnh tranh kỹ thuật số ngày một tăng. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua báo cáo thường niên EV-DCI, East Ventures sẽ cung cấp được những thông tin chuyên sâu cho tất cả các bên liên quan trong quá trình củng cố năng lực kỹ thuật số sao cho năng lực cạnh tranh kỹ thuật số có thể phân bổ đồng đều hơn trên khắp Indonesia".
EV-DCI 2022 trình bày dữ liệu về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số của 34 tỉnh và 25 thành phố/huyện của Indonesia. Những số liệu về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số của các khu vực trên toàn Indonesia tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Điều này được thể hiện qua điểm số EV-DCI 2022 là 35,2, tăng so với 32,1 điểm của năm 2021 và 27,9 điểm của năm 2020.
Là một thành viên của hội đồng chuyên gia tại Katadata Insight Center, ông Mulya Amri cho biết khả năng cạnh tranh kỹ thuật số của nhiều tỉnh không nằm trên đảo Java cũng đã tăng trưởng. Theo ông Mulya Amri: "Mặc dù 10 tỉnh có điểm EV-DCI cao nhất trên bảng xếp hạng là các tỉnh thuộc Java và Bali, những tỉnh khác tiếp tục có sự tăng trưởng khá tốt xét về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số".
Chênh lệch điểm số thấp hơn cũng cho thấy khoảng cách về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số đã được thu hẹp. Giá trị chênh lệch giữa tỉnh có điểm cao nhất (Jakarta với 73,2 điểm) và tỉnh có điểm thấp nhất (Papua với 24,9 điểm) trong EV-DCI 2022 là 48,3 điểm, trong khi con số tương tự của năm 2021 và 2020 lần lượt là 55,6 và 61,9 điểm. Ông Mulya nói thêm: "Giá trị chênh lệch nhỏ hơn cho thấy năng lực cạnh tranh kỹ thuật số của các tỉnh thuộc nhóm trung bình và thấp đã tăng lên".
Báo cáo EV-DCI 2022 còn có kết quả từ cuộc khảo sát 71 công ty kỹ thuật số, phân tích 8 lĩnh vực cũng như bình luận từ 18 nhân vật trong ngành. Các bình luận đến từ những nhà hoạch định chính sách của chính phủ bao gồm Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Kinh tế, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước (BUMN), Bộ trưởng Bộ Y tế, v.v. Ngoài ra, báo cáo còn có ý kiến của nhiều nhà sáng lập công ty khởi nghiệp như CEO của GoTo, CEO của Xendit, Chủ tịch của Traveloka, v.v.
Trong phần phỏng vấn đặc biệt, một số bình luận khẳng định tiềm năng của Indonesia trên hành trình hướng tới kỷ nguyên vàng kỹ thuật số. Các khách mời đều nhấn mạnh những giai đoạn và chiến lược để cải thiện nền kinh tế số mà họ đang thực hiện.
Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Kinh tế, ông Airlangga Hartarto cho rằng số hóa có thể mang lại giá trị gia tăng của chính nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông Airlangga nói: "Đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế có thể tạo ra nhiều cơ hội công bằng và đa dạng, đồng thời thúc đẩy các cơ hội và năng suất tạo ra giá trị gia tăng".
Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, ông Luhut Binsar Pandjaitan cho rằng số hóa hệ thống chính phủ có thể đem lại hiệu suất cao hơn. Ông Luhut bày tỏ: "Chính phủ đang hướng tới một hệ thống hiệu quả hơn và một trong những phương thức để đạt được mục tiêu này là thực hiện số hóa. Với số hóa, mọi thứ sẽ được kết nối, tham nhũng sẽ giảm, hiệu suất sẽ cao hơn và chúng ta sẽ có khả năng cạnh tranh lớn hơn".
Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Budi Gunadi Sadikin cho rằng việc chuẩn hóa dữ liệu được thực hiện thông qua số hóa sẽ đóng góp vào việc kiến tạo nền kinh tế số trong lĩnh vực y tế. Ông Budi cho biết: "Dữ liệu y tế đã chuẩn hóa sẽ được tích hợp vào nền tảng, dù là y học, tiêm chủng, bệnh viện hay phòng thí nghiệm. Chúng tôi hi vọng là các công ty khởi nghiệp có thể phát triển và sử dụng nền tảng này".
HƯỚNG TỚI KỶ NGUYÊN VÀNG KỸ THUẬT SỐ CỦA INDONESIA
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số có liên quan chặt chẽ với vai trò của các bên liên quan trong nhiều lĩnh vực. Chuyển đổi số đang phát triển và đóng góp vào các lĩnh vực thiết yếu liên quan đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như logistics, công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục và công nghệ y tế. Quá trình chuyển đổi số cũng đã diễn ra trước đó, chẳng hạn như trong lĩnh vực du lịch và thương mại điện tử.
Cam kết của chính phủ trong việc hỗ trợ tăng trưởng và công bằng của nền kinh tế kỹ thuật số cũng đã được giải thích thông qua một số cuộc phỏng vấn được thực hiện trong quá trình chuẩn bị báo cáo này. Ông Luhut cho biết số hóa đã bắt đầu được áp dụng rộng rãi không chỉ trong chính phủ, một ví dụ là chính phủ đã thực hiện mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng hệ thống catalog điện tử,
mà còn áp dụng vào công tác xử lý và kiểm soát COVID-19 ở Indonesia. Người dùng có thể truy cập ứng dụng PeduliLindungi và các dịch vụ y tế khác của Bộ Y tế thông qua y tế từ xa và hình thức trực tuyến.
Có thể mô tả chiến lược đúng đắn để hướng tới kỷ nguyên vàng kỹ thuật số ở Indonesia qua hình dạng của một ngôi nhà. Cơ sở hạ tầng của Công nghệ, CNTT-TT (ICT) là nền tảng cơ bản cần thiết cho các lĩnh vực và tổ chức. Tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT-TT cho phép số hóa ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhờ đó thúc đẩy quá trình hình thành chính phủ số, xã hội số và doanh nghiệp số. Những khía cạnh này cũng cần được tăng cường bằng cách áp dụng những nguyên tắc bền vững hoặc Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) để duy trì tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số lâu dài.
Ông Radju Munusamy, Đối tác PwC Indonesia cho biết: "Indonesia cần xem xét 5 khía cạnh khi tiến tới Kỷ nguyên vàng kỹ thuật số. Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT có thể tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số công bằng hơn, tạo ra quản trị kỹ thuật số chú trọng hiệu quả và minh bạch, phát triển năng lực cho các nhân tài kỹ thuật số thông qua cải thiện hệ thống giáo dục và kỹ năng, tập trung tăng cường áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào nhiều lĩnh vực khác nhau và áp dụng các nguyên tắc bền vững để đạt được kỷ nguyên vàng của nền kinh tế kỹ thuật số.
Ông Willson Cuaca nói thêm: "East Ventures tin rằng việc thúc đẩy áp dụng số hóa đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được khi tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực. East Ventures cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế số và mở đường cho kỷ nguyên vàng kỹ thuật số ở Indonesia".
TĂNG ĐIỂM TRỤ CỘT CƠ SỞ HẠ TẦNG SONG SONG VỚI THU HẸP KHOẢNG CÁCH CẠNH TRANH KỸ THUẬT SỐ
EV-DCI là bản đồ khả năng cạnh tranh kỹ thuật số theo khu vực được cấu thành từ ba chỉ số phụ, chín trụ cột và 50 chỉ số. Các chỉ số phụ cấu thành gồm đầu vào, đầu ra và hỗ trợ với các trụ cột là nhân lực, sử dụng CNTT-TT, chi tiêu CNTT-TT, kinh tế, khởi nghiệp và năng suất, việc làm, cơ sở hạ tầng, tài chính, quy định và năng lực của chính quyền địa phương.
Tỉnh có điểm EV-DCI 2022 cao nhất vẫn là thủ đô Jakarta với số điểm 73,2. Trong khi đó, vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về Tây Java và Yogyakarta với số điểm lần lượt là 58,5 và 49,2. Ngoài ra, Đông Kalimantan là một trong những tỉnh ngoài Java lọt vào top 10 ở vị trí thứ 7 với số điểm EV-DCI 2022 là 44,0 (tăng 4,5 điểm).
Ngoài Đông Kalimantan, một số tỉnh bên ngoài Java đã có tiến triển khá tốt về khả năng cạnh tranh kỹ thuật số. Ví dụ, Bengkulu có mức tăng điểm EV-DCI năm 2022 cao nhất so với năm trước, là 7,8 điểm lên 39,1. Điểm số tăng cũng giúp thứ hạng của Bengkulu tăng 7 bậc lên hạng 12. Tây Papua và Lampung cũng có sự gia tăng đáng kể về khả năng cạnh tranh kỹ thuật số, trong đó Tây Papua tăng 11 bậc lên hạng 19 và Lampung tăng 6 bậc lên hạng 20.
Trụ cột cơ sở hạ tầng, vốn là trụ cột cao nhất trong năm trước, cũng đã tăng điểm trong EV-DCI 2022. Trong EV-DCI 2022, trụ cột này tăng 10,5 điểm lên 64,8. Mức chênh lệch trên trụ cột cơ sở hạ tầng cũng thu hẹp 8,3 điểm còn 79,0 trong năm nay, trong khi năm trước đã chênh lệch 87,3 điểm.
Thu hẹp trong khoảng cách cạnh tranh kỹ thuật số ở các lĩnh vực này cũng được thể hiện qua sự gia tăng điểm số đối với trụ cột khởi nghiệp và năng suất. Trụ cột này đã tăng 10,1 điểm lên 23,6 điểm trong EV-DCI 2022. Ngoài ra, trụ cột về quy định và năng lực chính quyền địa phương cũng tăng 19,1 điểm lên 54,6 điểm trong năm nay.
Có thể tải báo cáo EV-DCI 2022 tại www.east.vc/DCI.
Giới thiệu về East Ventures
East Ventures là công ty đầu tư mạo hiểm tiên phong và hàng đầu có trụ sở chính tại Singapore. Kể từ khi thành lập vào năm 2009, East Ventures đã dần chuyển đổi sang nền tảng toàn diện cung cấp đầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm Hạt giống và Tăng trưởng cho hơn 200 công ty ở Đông Nam Á.
Với vị thế là doanh nghiệp đầu tiên tin tưởng vào hệ sinh thái khởi nghiệp ở Indonesia, East Ventures là nhà đầu tư đầu tiên của các công ty kỳ lân (có giá trị trên 1 tỷ USD) của Indonesia, bao gồm Tokopedia và Traveloka. Các công ty đáng chú ý khác là Ruangguru, SIRCLO, Kudo (được Grab mua lại), Loket (được Gojek mua lại), Tech in Asia, Xendit, IDN Media, MokaPOS (được Gojek mua lại), ShopBack, KoinWorks, Waresix và Sociolla.
East Ventures được Preqin vinh danh là quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu ổn định nhất trên toàn cầu và được nhiều phương tiện truyền thông khen ngợi là nhà đầu tư tích cực nhất ở Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng.