SINGAPORE, 29/06/2022 /PRNewswire/ -- Collectius, đối tác tái cấu trúc hàng đầu cho các tổ chức tài chính ở châu Á, đã mua lại danh mục đầu tư đầu tiên tại Việt Nam kể từ khi gia nhập thị trường này vào cuối năm ngoái với hơn 800 triệu đô la Mỹ nợ xấu (NPL) từ một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thỏa thuận này đại diện cho thương vụ thu mua đơn lẻ lớn nhất do Collectius thực hiện từ trước đến nay, bao gồm sự kết hợp giữa thẻ tín dụng và các khoản vay cá nhân, đồng thời cho thấy nhu cầu tăng cao của các giải pháp tái cơ cấu nợ trong nước khi tình trạng vỡ nợ ngày càng phổ biến do tác động của đại dịch.
Thương vụ thu mua nợ xấu chung của Collectius và IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Vào năm 2020, cả hai Công ty đã hợp tác với nhau nhằm khởi động Chương trình Phục hồi tài sản xấu/Không sinh lời (DARP)[1] trị giá 60 triệu đô la với mục tiêu tập trung vào việc mua lại và xử lý các tài sản xấu/không sinh lời tại các thị trường mới nổi. Thông qua Chương trình này, nhiều tổ chức tài chính trong khu vực đã đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính và lấy lại uy tín tín dụng. IFC cũng là cổ đông thiểu số của Collectius.
Ngoài ra, Công ty Collectius gần đây đã mua lại danh mục đầu tư nợ xấu từ một siêu ứng dụng hàng đầu ở Đông Nam Á như một phần của thỏa thuận khu vực bao gồm 5 quốc gia trong đó có Việt Nam. Thông qua các thương vụ thu mua nợ xấu, Collectius hiện đang phục vụ hơn 195 nghìn khách hàng tại Việt Nam và đang thảo luận với một số tổ chức tài chính để có thêm danh mục đầu tư.
Khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại sau hai năm hạn chế vì COVID, dự kiến các ngân hàng tại Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong năm nay và tỷ lệ nợ xấu trong nước có thể sẽ tăng lên khi quy định cấm tái cơ cấu các khoản cho vay sắp hết hiệu lực. Lệnh cấm cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cho phép các ngân hàng gia hạn thời hạn trả nợ cho khách hàng và sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Ông Gustav A. Eriksson, Giám đốc điều hành Tập đoàn tại Collectius cho biết: "Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới với hệ thống ngân hàng và ngân hàng trung ương đang đẩy nhanh quá trình xử lý và tái cơ cấu nợ xấu. Là công ty Fintech tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực thu mua các khoản nợ không có thế chấp, chúng tôi rất vui khi được làm việc với các đối tác tại Việt Nam và hỗ trợ thị trường nợ xấu hoạt động tốt bởi đây vốn là thị trường chìa khóa thúc đẩy khối ngân hàng phát triển lành mạnh".
Được sự ủy thác của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, Collectius tiếp tục củng cố vị thế là công ty thu mua nợ xấu được ưa chuộng tại Đông Nam Á nhờ sử dụng công nghệ và các chiến lược kỹ thuật số để xây dựng năng lực phục vụ bổ sung. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng phương pháp mang tên "Collectius Way of Collections" (Tạm dịch: Phương thức thu mua nợ của Collectius). Đây là phương pháp bắt nguồn từ khía cạnh đạo đức, cam kết tuân thủ các quy định của địa phương và quốc tế, đồng thời tiếp cận tới từng khách hàng cá nhân. Thông qua quá trình truyền đạt cho khách hàng kiến thức về việc tích lũy lãi suất và các khoản phí khác nhau mà ngân hàng và chủ nợ cộng vào nợ xấu, Collectius cũng đảm bảo tất cả khách hàng trải qua các quy trình thu mua đều được hưởng lợi từ sự am hiểu về tài chính, đồng thời cam kết cùng họ hoàn thành hành trình xóa bỏ nợ.
Giới thiệu về Collectius
Collectius là đối tác tái cấu trúc hàng đầu cho các tổ chức tài chính ở Châu Á. Với quy mô hoạt động trải rộng tại Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam, công ty ngày càng thúc đẩy ảnh hưởng của mình ở các thị trường này khi sở hữu hơn năm triệu khách hàng. Collectius đặt mục tiêu chuyển đổi ngành quản lý nợ tại Châu Á. Các quy trình vận hành của công ty được thiết kế rất đặc biệt nhằm cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số khép kín cho người dùng, đảm bảo tính an toàn, đơn giản và liền mạch. Hơn nữa, Công ty được hoạt động theo định hướng kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hòa giải chuyên nghiệp và hiệu quả, đồng thời hướng tới một ngành công nghiệp phát triển hơn. Ông Gustav A. Eriksson và ông Ivar Björklund, hai nhà sáng lập Collectius, hiện đang sở hữu phần lớn cổ phần của Công ty. Phần còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Stena AB và Formica Capital.
[1] Tại phòng họp báo của IFC, IFC và Collectius đã cho ra mắt nền tảng khôi phục tài sản xấu đầu tiên với mục tiêu giải quyết các tác động của dại dịch COVID-19 trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tiêu dùng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 16 tháng 9 năm 2020. |