NILAI, Malaysia, 21/07/2022 /PRNewswire/ -- Mới đây, công ty chuyên sản xuất vòng bi SKF Malaysia Sdn. Bhd. chính thức ra mắt trung tâm dịch vụ tái sản xuất đường sắt nhằm giải quyết nhu cầu bảo trì và dịch vụ của ngành đường sắt đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời hỗ trợ ngành này tận dụng những lợi thế từ nền kinh tế tuần hoàn. Với vị trí tọa lạc tại nhà máy Nilai, bang Negeri Sembilan, Malaysia, Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ tái sản xuất các bộ ổ lăn hình côn (TBU) và các ổ lăn đũa (CRU) cho tàu chở khách và tàu chở hàng.
(Từ trái sang phải) Ông Naqeeb Bin Yusof, Giám đốc bộ phận dịch vụ & đường sắt tại SKF Malaysia, ông Mohamad Saadiq, Giám đốc vận hành tại SKF Bearing Industries, Malaysia, ông Manish Bhatnagar, Chủ tịch của SKF Industrial Region India & Southeast Asia và ông Hernán Bourbotte, Giám đốc điều hành toàn quốc tại SKF Malaysia cùng cắt băng khánh thành Trung tâm dịch vụ tái sản xuất đường sắt đặt tại nhà máy SKF Nilai, Negeri Sembilan, Malaysia.
Ông Manish Bhatnagar, Chủ tịch của SKF Industrial Region India & Southeast Asia phát biểu rằng: "Các công ty khai thác đường sắt đang gấp rút tìm kiếm những giải pháp bền vững phục vụ cho công việc vận hành, bảo trì và sửa chữa thiết bị. Chúng tôi tự hào có thể đáp ứng các yêu cầu của ngành đường sắt đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á nhờ chuyên môn tái sản xuất vòng bi theo tiêu chuẩn SKF, đem lại nhiều lợi ích môi trường đáng kể, tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất.
Việc xây dựng trung tâm tái sản xuất đường sắt một lần nữa nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông minh và sạch thông qua các sản phẩm cũng như giải pháp thuộc nền kinh tế tuần hoàn".
Tái sản xuất là một phần quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn bởi đây là một cách tiếp cận thân thiện hơn với môi trường, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí cho khách hàng. Vòng bi tái sản xuất giúp tiết kiệm tới 55% chi phí so với vòng bi mới. Tùy theo nhu cầu tái sản xuất, một vòng bi tái sản xuất sẽ giảm tới 90% lượng khí thải carbon so với vòng bi mới. Công đoạn tái sản xuất chỉ tiêu thụ 10% điện năng, cần tới ít tài nguyên hơn và xả ít chất thải hơn so với việc sản xuất một vòng bi mới. Người dùng hoàn toàn không cần lo lắng về độ tin cậy của vòng bi tái sản xuất vì SKF áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình đảm bảo chất lượng, kiến thức và chuyên môn tương tự như khi sản xuất vòng bi mới.
Ông Hernán Bourbotte, Giám đốc điều hành toàn quốc của SKF Malaysia khẳng định: "Trung tâm tái sản xuất đường sắt mới chính là lời khẳng định cho cam kết của chúng tôi trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Thông qua trung tâm này, chúng tôi có thể nắm giữ vai trò tích cực trong công cuộc thúc đẩy ngành đường sắt phát triển bền vững và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi cảnh quan cũng như hệ sinh thái giao thông của đất nước - một trong những trọng tâm chính của Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 giai đoạn 2021-2025 thuộc khuôn khổ chương trình nghị sự của chính phủ. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với nhiều đối tác trong ngành đường sắt để tiếp bước cho hành trình chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn".
SKF hiện đã phát triển một mạng lưới toàn cầu gồm 20 trung tâm dịch vụ đường sắt với năng suất cải tạo khoảng 220.000 vòng bi bánh xe mỗi năm. Nhu cầu về dịch vụ tái sản xuất đường sắt đang tăng nhanh chóng và lĩnh vực này dự kiến sẽ ghi nhận mốc tăng trưởng 50% vào năm 2023.