omniture

Global Times: Chuyến công du quan trọng của ông Tập tới Trung Á thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc, tạo dấu ấn tại hội nghị thượng đỉnh SCO bằng "hoài bão, cơ hội và sự chắc chắn"

Global Times
2022-09-19 08:50 1580

BẮC KINH, 19/09/2022 /PRNewswire/ -- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau đại dịch COVID-19 với điểm đến là Trung Á và tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Hoạt động ngoại giao đáng chú ý này đã thu hút được sự quan tâm trên toàn cầu và tạo nên sức hút cho sự kiện đa phương quan trọng ở Samarkand thông qua nhiều cuộc gặp mặt song phương thường xuyên với lãnh đạo các thành viên SCO khác cũng như với các đối tác chủ chốt trên khắp lục địa Á-Âu.

Đến thứ Năm, ông Tập đã gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo nhiều nước khác trong chuyến công du như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov, Tổng thống Tajik Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmen Serdar Berdimuhamedov, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. Các đối tác khu vực và thành viên chính của SCO đã bày tỏ thái độ ủng hộ đối với các sáng kiến do Trung Quốc đề xuất về phát triển và an ninh toàn cầu, đồng thời tái khẳng định quyết tâm ủng hộ đối với nguyên tắc một Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết lý do Trung Quốc chọn Trung Á làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo tối cao kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 là vì Trung Quốc coi trọng hoặc thậm chí ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, các nước đang phát triển và các tổ chương đa phương hoặc các tổ chức quốc tế như SCO.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc đang rất nỗ lực áp dụng chính sách ngoại giao nguyên thủ vào hành trình thiết lập một môi trường quốc tế ổn định và chắc chắn để tạo bàn đạp thúc đẩy Trung Quốc phát triển, đảm bảo hòa bình và thịnh vượng chung cho khu vực và phần lớn cộng đồng quốc tế.

Sức hút và độ nổi tiếng

Trong cuộc gặp với Tổng thống Putin, ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để củng cố nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của hai bên. Trung Quốc cũng sẵn sàng tăng cường hợp tác thực tế trong các lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp và kết nối.

Các chuyên gia nhận xét buổi tọa đàm trực tiếp hôm thứ Năm giữa hai nhà lãnh đạo tối cao của hai cường quốc láng giềng là Trung Quốc và Nga cùng các thành viên SCO chủ chốt có tầm ảnh hưởng toàn cầu - không chỉ quan trọng đối với sự phát triển ổn định của quan hệ song phương mà còn mang lại lợi ích to lớn cho hoà bình và ổn định khu vực.

Trong chuyến thăm tới Kazakhstan năm 2013, ông Tập lần đầu tiên khởi xướng Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Sáng kiến này đã tạo điều kiện thúc đẩy nhiều quốc gia trên toàn cầu phát triển trong 10 năm qua. Giới phân tích nhận định hoạt động ngoại giao quan trọng của ông Tập tại Trung Á trong sự kiện này cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng mới ở phạm vi sâu rộng và lâu dài không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.

Tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu SCO Trung Quốc Deng Hao đã phát biểu với thời báo Global Times hôm thứ Năm rằng Trung Quốc và các nước Trung Á là quan hệ láng giềng thân thiện và đối tác thân thiết. Bên cạnh đó, tình hình khu vực không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của lãnh thổ phía Tây Trung Quốc, việc xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường mà còn đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Do đó, lựa chọn khu vực này là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ năm 2020 đã cho thấy Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với các đối tác trong khu vực.

Theo phân tích của chuyên gia, trong bối cảnh xung đột giữa Nga-Ukraine cộng với tình hình chính trị bất ổn tại Kazakhstan vào đầu năm nay đang đe dọa tới hòa bình và ổn định khu vực, đụng độ giữa AzerbaijanArmenia trong những năm gần đây làm leo thang mối lo ngại và rủi ro đối với khu vực thì Trung Quốc trên cương vị là một cường quốc có sức mạnh toàn dân và năng lực kinh tế đáng kinh ngạc, đang càng thể hiện vai trò to lớn trong thúc đẩy hợp tác và củng cố mối quan hệ giữa các nước để liên kết sâu sắc hơn với khu vực Đông Á, Trung Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Á,

Ông Deng nhấn mạnh: "Đó là lý do tại sao Chủ tịch Trung Quốc nhận được nhiều sự yêu mến cả trong khu vực và từ các quốc gia thuộc khu vực khác có mong muốn trở thành thành viên hoặc hợp tác cùng SCO bởi lẽ các cuộc họp song phương và đa phương đã cho thấy sức hút từ chính sách ngoại giao nguyên thủ của Trung Quốc".

Khi đặt chân tới KazakhstanUzbekistan, ông Tập đều được chào đón nồng nhiệt với lòng hiếu khách với sự tôn trọng vô bờ bến của hai quốc gia. Hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin vào chiều hôm thứ Tư, ông Tập đã được Tổng thống Kazakhstan Tokayev trao tặng Huân chương Đại bàng vàng, hay còn gọi là "Altyn Qyran", tại Phủ Tổng thống Ak Orda ở Nur-Sultan. Huân chương Đại bàng vàng là sự ghi nhận cao quý nhất được Kazakhstan trao tặng cho các cá nhân có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển quốc gia và quan hệ đối ngoại hữu nghị của Kazakhstan.

Ông Tokayev đã có bài phát biểu trước khi trao tặng huân chương. Ông nhấn mạnh chuyến thăm của chủ tịch Tập là niềm vinh dự to lớn đối với Kazakhstan.

Ông Tập đã đưa ra những sáng kiến xuất sắc như hợp tác Vành đai và Con đường, xây dựng một cộng đồng hướng tới tương lai chung của nhân loại và đóng góp tích cực cho công tác xây dựng mô hình quan hệ quốc tế mới. Ông Tokayev cho biết thêm rằng Sáng kiến phát triển toàn cầu và Sáng kiến an ninh toàn cầu do ông Tập khởi xướng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt trong việc giải quyết các rủi ro và thách thức đang đe dọa tới thế giới ngày nay.

Hôm thứ Năm vừa qua, ông Tập đã nhận được Huân chương hữu nghị từ Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev. Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đây là lần đầu tiên huân chương này được trao tặng kể từ khi được lập vào tháng 03/2020.

Tổng thống Mirziyoyev đã tổ chức một buổi lễ chào đón ông Tập tại sân bay vào tối thứ Tư. Gần một trăm lá quốc kỳ của Trung Quốc và Uzbekistan phấp phới trong gió. Tấm thảm dài hàng trăm mét và hai hàng tiêu binh danh dự dũng cảm đứng hai bên.

Chính sách ngoại giao nguyên thủ quốc gia

Hội nghị thượng đỉnh SCO là sự kiện quốc tế đa phương quan trọng có sự tham dự của vị lãnh đạo tối cao Trung Quốc trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 20 vào tháng 10 và Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối năm nay.

Vào hôm thứ Năm, ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đã chia sẻ với thời báo Global Times rằng SCO là mô hình tổ chức quốc tế mới với trọng tâm đề cao những ý tưởng và quan điểm độc đáo về vấn đề an ninh, phát triển và quan hệ quốc tế.

Đối với các quốc gia thành viên, SCO đang đóng một vai trò quan trọng giúp giải quyết các vấn đề biên giới, cùng nhau chống nạn khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, hay còn được gọi là "ba tệ nạn", đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và quan hệ giữa các quốc gia. Đây chính là lợi ích cộng đồng lớn cho quốc tế.

Ông Wang chia sẻ và lưu ý rằng đây cũng là lý do chính khiến nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lựa chọn thời điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh SCO để thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ năm 2020: "Hiện tại, thế giới vẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa từ những tư tưởng cũ như tâm lý Chiến tranh Lạnh, sự đối đầu giữa các khối và sự chia rẽ giữa các nền kinh tế lớn, vì vậy SCO đang đưa ra giải pháp thay thế quan trọng cho trật tự quốc tế trong tương lai và mối quan hệ giữa các cường quốc".

Ông Deng cho hay, hội nghị thượng đỉnh trực tiếp cho phép lãnh đạo các quốc gia thành viên có nhiều cuộc trò chuyện trực tiếp hơn và trao đổi quan điểm đầy đủ, mang lại ý nghĩa to lớn để các thành viên đạt được sự đồng thuận và có những hành động chung nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực lớn trong bối cảnh tình hình quốc tế bất ổn hiện nay.

"Mức độ phổ biến của nguyên thủ Trung Quốc trong chuyến công du cũng chứng tỏ rằng nhiều quốc gia đặt trọn niềm tin vào sự phát triển của Trung Quốc và họ hy vọng quốc gia này có thể đóng một vai trò lớn hơn để định hướng tương lai của sự phát triển khu vực".

nguồn: Global Times