omniture

Global Times: Trung Quốc đi theo định hướng riêng để hiện đại hóa, điều tiết nền kinh tế quốc gia theo hướng tăng trưởng công bằng và đổi mới

Global Times
2022-10-18 15:39 1280

Bắc Kinh, 18/10/2022 /PRNewswire/ -- Hôm Chủ nhật, trước bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đặt ra mục tiêu ưu tiên cho những nỗ lực quốc gia nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng mô hình phát triển mới và theo đuổi sự phát triển chất lượng cao, Trung Quốc đã giới thiệu cách tiếp cận bản địa của đất nước để hướng tới hiện đại hóa.

Trong báo cáo tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 20 hôm Chủ nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, chủ nghĩa xã hội khoa học đã cho thấy một nguồn sức sống mới tại Trung Quốc thế kỷ 21 và quá trình hiện đại hóa theo định hướng riêng của quốc gia này đã mang đến lựa chọn mới cho nhân loại để thực hiện hiện đại hóa.

Ông cho hay: "Từ giờ, nhiệm vụ trọng tâm của CPC là lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc để cùng nỗ lực thực hiện Mục tiêu thế kỷ thứ hai là xây dựng Trung Quốc trở thành đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt và thúc đẩy sự trẻ hóa thông qua con đường hiện đại hóa Trung Quốc".

Ông cũng nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Quốc hội CPC là đưa đất nước hướng tới tăng trưởng xanh hơn, công bằng hơn, bảo đảm hơn và đổi mới hơn trong những năm tới, nền kinh tế toàn cầu mong chờ vào tương lai Trung Quốc thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Lựa chọn hiện đại hóa mới

Được ông Tập đề cập trong báo cáo tại phiên khai mạc hôm Chủ nhật, con đường hiện đại hóa của Trung Quốc, một trong những hướng phát triển quan trọng, gần như ngay lập tức trở thành cụm từ tạo ra nhiều bàn luận trên khắp thế giới. 

Trong báo cáo, ông Tập tái khẳng định rằng hiện đại hóa Trung Quốc là hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của CPC. Ông nhấn mạnh, hiện đại hóa Trung Quốc là hiện đại hóa một đất nước với dân số khổng lồ, vì sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, vì sự tiến bộ về vật chất và văn hóa-đạo đức, tạo nên sự hài hòa giữa nhân loại-thiên nhiên và phát triển hòa bình, hành trình này sẽ mang lại cho chúng ta "sự lựa chọn mới" để đạt được hiện đại hóa.

Ông Tian Yun, cựu phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, chia sẻ với thời báo Global Times hôm Chủ nhật rằng bài phát biểu khai mạc lần đầu tiên đánh dấu sự hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc và xác định đây là sứ mệnh cốt lõi của CPC trên hành trình mới của kỷ nguyên mới.

Ông Titan cho hay: "Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 19 đã vạch ra mục tiêu hàng đầu là hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc, nhưng khái niệm này vẫn còn mơ hồ. Bởi rất khó để hiện đại hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, với tình hình và đặc điểm riêng của nền kinh tế Trung Quốc, báo cáo hôm Chủ nhật đã đưa ra khái niệm mở rộng và nâng cao nội hàm".

Ông bày tỏ sự khen ngợi với mục tiêu hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc là mô hình hiện đại hóa mới lạ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. 

Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ theo đường lối của toàn cầu hóa kinh tế. Ông Tập cam kết hợp tác với các quốc gia khác để thúc đẩy môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển và tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu.

Ông Yao Jingyuan, nhà nghiên cứu đặc biệt của Văn phòng Cố vấn thuộc Hội đồng Nhà nước, trao đổi với thời báo Global Times hôm Chủ nhật rằng, năm khía cạnh được gói gọn trong định nghĩa về hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc đặt ra các nguyên tắc chỉ đạo cho hành trình hướng tới mục tiêu thế kỷ thứ hai và khi đạt được mục tiêu đó, sự chuyển mình này có thể sẽ đánh dấu một thành tựu chưa từng có trong lịch sử nhân loại và cũng là "bước ngoặt cơ bản trong bối cảnh toàn cầu".

Ông Yao cho biết: "Trung Quốc là vùng đất sinh sống của 1,4 tỷ người, nhiều hơn tổng dân số của tất cả các quốc gia theo định hướng hiện đại hóa [theo định nghĩa hiện tại]. Điều đó có nghĩa là khi Trung Quốc đạt được mục tiêu thế kỷ thứ hai, quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế hiện đại hóa với dân số lớn nhất thế giới".

Đại sứ Belarus tại Trung Quốc Yuri Senko chia sẻ với thời báo Global Times vào cuối tuần qua: "Tôi tin rằng các quyết định được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ 20 sẽ là cách ứng phó phù hợp nhất với những thách thức của thế giới hiện đại và sẽ quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc không chỉ trong 5 năm tới mà còn theo thông lệ tại Trung Quốc là trong dài hạn".

Trong 5 năm kể từ Đại hội lần thứ 19 và do một số nguyên nhân khách quan, chương trình nghị sự kinh tế xã hội của Trung Quốc đã có những thay đổi đáng chú ý.

Mô hình phát triển mới

Hôm Chủ nhật, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ tăng tốc để xây dựng mô hình phát triển mới và theo đuổi sự phát triển chất lượng cao. "Để xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt, trước hết, chúng ta phải theo đuổi phát triển chất lượng cao". Cụ thể, hệ thống công nghiệp sẽ được hiện đại hóa, với các biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa mới và tập trung vào sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, không gian mạng và phát triển kỹ thuật số.

Để thúc đẩy sự hồi sinh nông thôn trên phạm vi toàn diện, Trung Quốc sẽ tiếp tục coi phát triển nông nghiệp và nông thôn là ưu tiên hàng đầu, đồng thời củng cố và mở rộng những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, thiết lập nền tảng an ninh lương thực vững bền về mọi mặt.

Ngoài ra, CPC sẽ nỗ lực để giải quyết những khó khăn và vấn đề bức xúc mà người dân quan tâm nhất, cải thiện hệ thống dịch vụ công cơ bản để nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ công, đồng thời đảm bảo sự cân bằng và dễ tiếp cận hơn, nhằm đạt được những tiến bộ vững chắc trong việc thúc đẩy thịnh vượng chung.

Trung Quốc sẽ cải thiện hệ thống phân phối thu nhập. "Chúng tôi đảm bảo chi trả nhiều hơn cho nhiều công việc hơn và khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ để đạt được sự thịnh vượng chung. Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy bình đẳng về cơ hội, gia tăng thu nhập đối với những cá nhân có mức thu nhập thấp và mở rộng quy mô nhóm thu nhập trung bình".

Wan Zhe, nhà kinh tế và giáo sư tại Trường Vành đai và Con đường thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, chia sẻ với thời báo Global Times hôm Chủ nhật rằng, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh thế kỷ chưa từng đón nhận những thay đổi sâu sắc như vậy, hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc đã bắt kịp xu thế thời đại và phù hợp với yêu cầu phát triển của chính Trung Quốc với tư cách là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới.

Bà cho rằng: "Với các mục tiêu đạt sự thịnh vượng chung cho nhân loại, tạo nên tính hài hòa giữa con người với thiên nhiên và phát triển hòa bình, hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc về cơ bản không có khác biệt với các quốc gia khác, nhưng lại nhấn mạnh đến bối cảnh và đặc trưng riêng của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc".

Ông Cao Heping, nhà kinh tế học tại Đại học Bắc Kinh, cho biết hiện đại hóa theo định hướng riêng của Trung Quốc là độc nhất do lấy CPC làm cốt lõi, vì Đảng luôn cam kết thực hiện triết lý phát triển lấy con người làm trung tâm và học tập hiện đại hóa từ những quốc gia khác.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường nỗ lực trong ba lĩnh vực quan trọng, bao gồm phát triển nền kinh tế thực, cải thiện hệ thống phân phối thu nhập và đảm bảo an ninh vững chắc cho hành lang ngũ cốc.

Wan Zhe nói: "Về vấn đề an ninh và phát triển xanh, các nhà chức trách sẽ coi trọng việc tạo nên bước đột phá trong các công nghệ tiên tiến, đồng thời nâng cao khả năng phục hồi và năng lực của chuỗi cung ứng và chuỗi ngành để củng cố nền tảng xây dựng cường quốc sản xuất, đưa ra giải pháp riêng giúp tái cơ cấu chuỗi ngành trên phạm vi quốc tế".

nguồn: Global Times