omniture

CGTN: Phát triển chất lượng cao là ưu tiên của Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa

CGTN
2022-10-21 23:02 2405

Bắc Kinh, 21/10/2022 /PRNewswire/ -- Theo đại hội CPC, Trung Quốc đặt mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất theo đuổi phát triển chất lượng cao để góp phần hiện đại hóa Trung Quốc, và nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ đạt động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ mới trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).


Một số hãng truyền thông phương Tây đã đưa ra những cáo buộc sai trái đối với nền kinh tế Trung Quốc, từ việc tạo các báo cáo về việc dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, do đó sự tăng trưởng kinh tế của đất nước chững lại đáng kể, đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển đổi từ tăng trưởng định lượng thành tăng trưởng định tính. Trung Quốc đã chứng kiến một sự trỗi dậy mang tính lịch sử về sức mạnh kinh tế và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thế giới. Quốc gia này được kỳ vọng sẽ xây dựng một nền kinh tế mở, hiện đại hóa và đạt tiêu chuẩn cao hơn trong năm năm tới.

Từ số lượng đến chất lượng

Trung Quốc đã thúc đẩy một mô hình phát triển mới là chiến lược vòng tuần hoàn kép mở bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đồng thời thực hiện chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới và thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi.

Quốc gia này đã đạt được những bước đột phá trong một số công nghệ cốt lõi thuộc các lĩnh vực chính, bao gồm chuyến bay vào không gian có người lái, thám hiểm mặt trăng và sao Hỏa, tàu thăm dò dưới lòng đất và ngoài khơi xa, siêu máy tính, định vị vệ tinh, thông tin lượng tử, công nghệ năng lượng hạt nhân, chế tạo máy bay và kỹ thuật y sinh.

Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ những nhà quốc gia đổi mới của thế giới. Có thể kể đến ví dụ như, Trung Quốc đã phát minh ra loại thép "xé bằng tay" đầu tiên trên thế giới mỏng tới 0,02mm, góp phần nâng cấp ngành sản xuất hàng hóa xa xỉ. Loại thép này được sử dụng rộng rãi trong các dòng điện thoại gập, hỗ trợ ứng dụng công nghệ màn hình và pin linh hoạt.

Trung Quốc cũng đã xây dựng hai tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế cơ sở hạ tầng đường sắt tốc độ cao và cung cấp điện được Liên minh Đường sắt Quốc tế công bố. Hai tiêu chuẩn này là minh chứng rõ rệt cho sự đóng góp của Trung Quốc trong việc thúc đẩy quốc tế hóa các tiêu chuẩn đường sắt cao tốc.

Đất nước này đã chế tạo ra máy khoan hầm lớn nhất thế giới (TBM), hỗ trợ ứng dụng trong xây dựng các dự án giao thông lớn. Các máy TBM do Trung Quốc sản xuất đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và khu vực, với giá trị các hợp đồng mới ký kết trong sáu tháng đầu năm tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành sản xuất và tiêu thụ các mẫu xe năng lượng mới (NEV) của Trung Quốc đã đứng đầu doanh số toàn cầu trong bảy năm liên tiếp tính từ năm 2015. Năm 2021, 6 chiếc xe NEV mang thương hiệu Trung Quốc đã góp mặt trong tốp 10 mẫu xe NEV bán chạy nhất toàn cầu. Trong số 10 công ty hàng đầu về lô hàng pin điện, có sáu công ty là doanh nghiệp Trung Quốc.

Quốc gia này cũng sở hữu hệ thống mạng lưới 5G lớn nhất trên thế giới và lượng người dùng 5G chiếm hơn 80% tổng số người dùng trên thế giới. Năm 2021, số lượng robot công nghiệp của đất nước này tăng 44,9% so với cùng kỳ năm trước đó.

Sự trỗi dậy mang tính lịch sử về sức mạnh kinh tế

Dữ liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã đảm bảo tăng trưởng tích cực với tiềm năng to lớn và khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trong thập kỷ qua, đồng thời cho thấy quốc gia này vẫn là yếu tố thu hút nguồn vốn nước ngoài và là yếu tố ổn định hàng đầu của chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch COVID-19.

GDP của Trung Quốc đã tăng từ 54 nghìn tỷ nhân dân tệ (7,5 nghìn tỷ USD) trong năm 2012 lên 114 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 15,8 nghìn tỷ USD) trong năm 2021 với tỷ trọng toàn cầu là 18,5%, tăng 7,2 điểm phần trăm. Quốc gia này vẫn đứng vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong thập kỷ vừa qua, đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã vượt quá 30%, đứng đầu trên toàn thế giới.

Lĩnh vực tiêu dùng đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đóng góp 65,4% vào tăng trưởng kinh tế năm 2021, cao hơn 10 phần trăm so với năm 2012. Trung Quốc đã trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp, nhờ vào lượng dân số hơn 1,4 tỷ người và nhóm thu nhập trung bình khoảng 400 triệu người.

Sản lượng giá trị gia tăng sản xuất của nước này đã tăng từ 16,98 nghìn tỷ nhân dân tệ (2,4 nghìn tỷ USD) năm 2012 lên 31,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (4,4 nghìn tỷ USD) trong năm 2021, với thị phần toàn cầu tăng từ 22,5% lên gần 30%. Ngành sản xuất của nước này là lĩnh vực phát triển lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp và đã được nâng cấp với tỷ trọng sản xuất công nghệ cao tăng từ 9,4% lên 15,1%.

Khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã tăng từ 111,7 tỷ USD năm 2012 lên 173,5 tỷ USD năm 2021. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm bắt những cơ hội mới từ công cuộc nâng cao chất lượng ngành công nghiệp và lĩnh vực tiêu dùng của Trung Quốc, minh chứng dễ thấy nhất qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành dịch vụ và các ngành công nghệ cao lần lượt tăng 8,7% và 33,6% trong 8 tháng đầu năm nay.

Trong đại hội CPC, ông Triệu Thần Hân, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết: "Trung Quốc có nhóm dân số với thu nhập trung bình lớn nhất thế giới, một hệ thống công nghiệp toàn diện, một chuỗi công nghiệp lành mạnh và cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, cung cấp thị trường giao dịch dồi dào cho các công ty".

Với nền tảng công nghiệp vững chắc và hàng loạt chính sách đảm bảo nguồn cung, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng tương đối cao, giúp giảm bớt áp lực hiệu quả lên chuỗi cung ứng toàn cầu phát sinh từ đại dịch COVID-19 và xung đột giữa Nga và Ukraine. Lĩnh vực ngoại thương hàng hóa của nước này đã tăng 10,1% trong 8 tháng đầu năm nay.

Nhiệm vụ trong năm năm tới

Đại hội CPC nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn năm năm đối với sự khởi đầu ổn định của quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, đã đặt ra các nhiệm vụ chính: Trung Quốc sẽ tạo ra những bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao, đồng thời nỗ lực tự lực tự cường hơn trong phát triển khoa học và công nghệ, lấy sáng tạo là trọng tâm của động lực.

Theo đại hội CPC, hệ thống công nghiệp sẽ được hiện đại hóa, với các biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa mới cũng như thúc đẩy lực lượng của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, không gian mạng và kỹ thuật số. Trung Quốc cũng sẽ đạt được những bước tiến mới trong cải cách và mở cửa, đồng thời áp dụng các hệ thống mới cho một nền kinh tế mở tiêu với chuẩn cao hơn.

Đảng Cộng sản Trung quốc đặt mục tiêu hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa từ năm 2020 đến năm 2035, tiếp đó định hướng xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, phồn vinh, giàu mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến, hài hòa và giàu đẹp từ năm 2035 đến giữa thế kỷ 21.

https://news.cgtn.com/news/2022-10-20/High-quality-development-is-priasty-of-Chinese-modernization-1ei0CzJzpMA/index.html

nguồn: CGTN