Buổi khai mạc của Hội thảo FinTech Philippine nêu bật nhu cầu hợp tác xuyên biên giới
MANILA, Philippines , 24/10/2022 /PRNewswire/ -- Digital Pilipinas, phong trào khu vực tư nhân lớn nhất với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái công nghệ và đổi mới trong nước, giới thiệu Philippines là một "điểm đến hấp dẫn, nơi quy tụ" cho các nhà cách tân trên toàn thế giớii.
Lãnh đạo các ngành và công ty công nghệ của Philippines cũng như trên toàn thế giới đã quy tụ tại Hội thảo Digital Pilipinas để bắt đầu lễ kỉ niệm công nghệ của ASEAN kéo dài một tháng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái đổi mới cũng như công nghệ kháng thương trước nghịch cảnh nhằm xây dựng một khu vực kinh tế mạnh mẽ, bền vững hơn
Bà Amor Maclang, người tổ chức Hội thảo Digital Pilipinas (DPF), cho rằng Philippines là "một cửa ngõ chào đón các nước gia nhập ASEAN với mong muốn tổ chức hoạt động kinh doanh trong khu vực này, cũng như chào đón các nhà cách tân từ các quốc gia trên thế giới, những người đối mặt với các điều kiện kinh tế hoặc chính trị bất lợi, cần phải tạm chuyển hướng đến những khu vực khuyến khích tinh thần văn hóa đổi mới."
Trong suốt hội thảo DPF, các nhà lãnh đạo trong và ngoài Philippines đã chia sẻ kế hoạch xây dựng một ASEAN mạnh mẽ hơn, có thể kháng thương trước nghịch cảnh thông qua việc thúc đẩy và đẩy mạnh việc phổ cập công nghệ số đến công chúng. Ông David Almirol - Thứ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Philippines nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nắm bắt lợi thế về công nghệ trong công tác trao quyền cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ. Thông qua các chính sách và dự án khác nhau bao gồm Đạo luật Quản trị Điện tử và iLGU, công chúng có thể trải nghiệm các dịch vụ liền mạch, giúp hỗ trợ đưa ra các quyết định lớn hơn và thậm chí là những quyết định mang tính toàn cầu.
Ông Jimmy Kyle Siy, Quản lý Bộ phận Trải nghiệm Khách hàng của Brankas, cho biết rằng việc hợp tác công nghệ với ASEAN sẽ tác động tích cực lên lĩnh vực thương mại.
Giám đốc điều hành George Royeca của Angkas cho biết: làm việc với ASEAN đòi hỏi phải "hợp tác với các cơ quan quản lý để tạo ra những sản phẩm tốt với hiệu quả cao nhất".
Ông Manish Bhai, nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ngân hàng Kỹ thuật số UNO, nhất trí rằng nếu không có hệ sinh thái xuyên biên giới, công cuộc số hóa sẽ không thành công: "Mọi người đều hợp tác với nhau - dù là hợp tác xuyên quốc gia, ASEAN, khu vực hay toàn cầu."
Ông Ngụy Châu, Giám đốc điều hành của Coins.ph, đã đưa ra bàn luận kế hoạch đưa Philippines "trở thành quốc gia dẫn đầu về Web 3.0 không chỉ ở ASEAN mà còn trên thế giới. Tài sản kỹ thuật số và blockchain là những công cụ cân bằng và có thể đồng nghĩa với việc trao quyền tài chính."
DPF, bao gồm Hội thảo FinTech Thế giới-Philippines và Hội thảo FinTech Philippines, đã hợp tác với Elevandi, một tổ chức do Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thành lập với mục tiêu thúc đẩy đối thoại giữa khu vực công-tư nhằm phát triển FinTech trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Ông Jobbagy László, Giám đốc điều hành của Digital Success Nonprofit Ltd., nhấn mạnh rằng "công cuộc số hóa đang ở quanh ta. Chúng ta có thể số hóa văn hóa của vô vàn người với xuất thân, học vấn, nghề nghiệp khác nhau, kể cả về mặt hoạch định chính sách trong vòng 30 năm tới."
Các bên tham gia DPF gồm có diễn giả đến từ Coins.ph và các bên tổ chức gồm Etiqa Philippines; Angkas; PayMongo, UnionBank của Philippines; digiCOOP; ADVANCE.AI; NinjaVan Philippines; KPMG Philippines; Ngân hàng kỹ thuật số UNO; Creador; Globe; PruLife UK; ACUBELAW; Gorriceta Africa Cauton và Saavedra; Brankas; GCash; COL Financial; và Xendit Philippines. Các đối tác khác gồm có Tech Exactly; StartUp Village; Bounce Back PH; Hiệp hội Fintech Philippines; FinScore; Đại học Mapúa; Bộ phận Tiếp thị Truyền thông của GeiserMaclang; Nhóm Công ty Inquirer; Inquirer Mobile; Inquirer.Net; Philippine Daily Inquirer; The Philippine Star; Bản tin Manila; United Neon; và Coinvestasi.
Lãnh đạo các ngành và công ty công nghệ của Philippines cũng như trên toàn thế giới đã quy tụ tại Hội thảo Digital Pilipinas để bắt đầu lễ kỉ niệm công nghệ của ASEAN kéo dài một tháng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái đổi mới cũng như công nghệ kháng thương trước nghịch cảnh nhằm xây dựng một khu vực kinh tế mạnh mẽ, bền vững hơn.