omniture

Người dân châu Á muốn kéo dài khoảng thời gian khỏe mạnh để nghỉ hưu lâu hơn, khỏe mạnh hơn, theo khảo sát của Manulife

Manulife Financial Corporation
2023-03-29 11:00 2401
  • Khảo sát trên hơn 7.000 người ở châu Á cho thấy kì vọng nghỉ hưu sớm và sức khỏe suy giảm sớm
  • Những lo ngại về chi phí sức khỏe thúc đẩy mọi người hướng tới việc chăm sóc sức khỏe tự thân bằng các ứng dụng trên thiết bị di động
  • Lạc quan về việc đạt được các mục tiêu tài chính và mục tiêu tiết kiệm hưu trí trong 5-10 năm tới
  • Manulife tiếp tục giúp mọi người vượt qua những khó khăn mới để phát triển khỏe mạnh và giàu có hơn

HỒNG KÔNG, ngày 29 tháng 3 năm 2023 /PRNewswire/ -- Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh sau khi nghỉ hưu là nguyện vọng của nhiều người, tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng ở châu Á lo ngại về tình trạng sức khỏe của họ sẽ suy giảm ngay sau khi họ ngừng làm việc. Theo nghiên cứu mới của Manulife, họ cho biết khó vượt qua thách thức này vì chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và kéo theo áp lực lên tài chính cá nhân của họ.

Damien Green, President and Chief Executive Officer, Manulife Asia
Damien Green, President and Chief Executive Officer, Manulife Asia

Khảo sát Chăm sóc của Manulife châu Á năm 2023 cho thấy, trung bình, người dân châu Á dự kiến nghỉ hưu ở tuổi 60 và sẽ bắt đầu suy giảm sức khỏe từ năm 63 tuổi, nghĩa là khái niệm khoảng thời gian khỏe mạnh – khoảng thời gian sống trong tình trạng sức khỏe tốt, không bị khuyết tật liên quan đến tuổi tác và bệnh mạn tính – dự kiến chỉ là ba năm sau khi nghỉ hưu.1 Kì vọng của hơn 7.000 người được khảo sát tương đối nhất quán với hai ngoại lệ chính: SingaporeIndonesia. Ở Singapore, mọi người dự kiến sẽ có sức khỏe kém một năm trước khi họ nghỉ hưu ở tuổi 62, còn ở Indonesia, họ dự kiến sẽ tiếp tục có sức khỏe tốt trong 5 năm sau khi nghỉ hưu ở tuổi 58.

Thách thức lớn nhất về sức khỏe nằm ở việc đáp ứng chi phí ngày càng tăng để kéo dài khoảng thời gian khỏe mạnh và kiểm soát tình trạng sức khỏe kém ở giai đoạn sau trong cuộc đời. Gần một nửa số người tham gia khảo sát (45%) nhận thấy rằng chi phí điều trị bệnh hiểm nghèo gây ra căng thẳng lớn nhất, cùng với ảnh hưởng của những căn bệnh đó đối với thu nhập và sự ổn định công việc của họ.

Người tiêu dùng ở châu Á cũng sợ bệnh tật, với 4 mối quan tâm chính của họ là ung thư (48%), bệnh tim (43%), đột quỵ (38%) và tiểu đường (35%). Với dân số đang già đi ở châu Á, các bệnh liên quan đến tuổi tác như chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cũng đang gây lo ngại cho 20% số người được hỏi. 

"Người dân ở châu Á làm việc chăm chỉ trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy có thể hiểu rằng họ muốn lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hưu khỏe mạnh và thú vị", Damien Green, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Manulife châu Á, cho biết. "Thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt là tìm ra phương thức hợp lý để giải quyết vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Tại Manulife, chúng tôi cam kết nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bền vững, đồng thời chúng tôi muốn hợp tác với người tiêu dùng trong suốt cuộc đời trưởng thành của họ để cung cấp cho họ một loạt các giải pháp và lợi ích có tác động tích cực có thể giúp họ vừa khỏe mạnh vừa giàu có hơn".

Sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để kéo dài khoảng thời gian khỏe mạnh

Đại đa số người được hỏi (92%) cho biết họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để kéo dài khoảng thời gian khỏe mạnh của mình. Đầu tư vào tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh hơn là những cách chính mà mọi người tìm cách cải thiện sức khỏe của mình. Hơn nữa, với các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang gia tăng, các hoạt động chánh niệm, chẳng hạn như yoga và rèn luyện trí não, cũng là những cách tự rèn luyện phổ biến.

Các phương pháp chăm sóc sức khỏe tích cực hơn bao gồm: kiểm tra cơ thể (45%), dịch vụ chẩn đoán sớm (31%), tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp (29%) và hỏi đáp sức khỏe trực tuyến thường xuyên (23%) đều phổ biến. Thách thức ở đây là chi phí, đặc biệt khi hơn một phần ba (37%) lo lắng về việc mất thu nhập hoặc mất việc làm trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.

Hậu quả của việc tăng chi phí là sự gia tăng hoạt động chăm sóc sức khỏe tự thân (DIY). Nhu cầu về các ứng dụng di động giúp theo dõi sức khỏe rất cao (86%) – trong đó ba ứng dụng theo dõi tập thể dục (52%), giấc ngủ (38%) và ăn kiêng (35%) là phổ biến nhất.

Song song với việc lập kế hoạch sức khỏe, hầu hết những người được hỏi đều có mục tiêu tài chính cá nhân. Ba mục tiêu hàng đầu của những người tham gia khảo sát là tiết kiệm cho: hưu trí (49%); biến cố bất ngờ (42%); và cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc y tế (32%). Tỷ lệ tiết kiệm cho hưu trí là đặc biệt cao ở Singapore (63%).

Tiết kiệm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (81%) được coi là cách chính để mọi người đạt được mục tiêu của mình, tiếp theo là bảo hiểm cá nhân (59%). Ở khu vực này, sự hỗ trợ của gia đình (42%) cũng là nguồn chính để đạt được những mục tiêu này.

"Những trở ngại lớn nhất đối với việc đạt được các mục tiêu tài chính này là lạm phát, suy thoái kinh tế và giảm thu nhập, tiếp theo là chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao và sức khỏe cá nhân xấu đi", Green cho biết. "Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là chỉ một phần ba số người được hỏi có đã có kế hoạch nghỉ hưu. Chúng tôi cũng nhận thấy sự phụ thuộc nặng nề vào tiết kiệm tiền mặt, vốn sẽ bị xói mòn nhanh chóng trong môi trường lạm phát. Sẽ là khôn ngoan nếu sử dụng các phương tiện tiết kiệm được hưởng lợi từ lợi nhuận kép hoặc bắt đầu đầu tư và tiếp tục đầu tư – hoặc làm cả hai".

Tự tin đạt được các mục tiêu tài chính

Dịch vụ bảo hiểm khá phổ biến trong khu vực này, với gần ba phần tư (70%) sở hữu trung bình ba loại bảo hiểm và 79% cho biết họ có ý định mua bảo hiểm trong 12 tháng tới. Chăm sóc sức khỏe ngoại trú (30%), nhân thọ, tai nạn (đều 26%), nhập viện và bệnh hiểm nghèo (cả hai đều 25%) là những loại bảo hiểm được quan tâm nhất.

Phần lớn, những người trả lời khảo sát (70%) tự tin đạt được các mục tiêu tài chính của họ, chỉ 14% không mong đợi điều đó. Những người ở Hồng Kông (57%) và Singapore (52%) ít tự tin nhất so với các thị trường khác như Trung Quốc (81%) và Indonesia (88%). Những người được hỏi, có độ tuổi trung bình là 41, cũng mong đợi đạt được các mục tiêu tiết kiệm hưu trí trong một khung thời gian tương đối ngắn. Một phần ba tin rằng họ sẽ đạt được mục tiêu nghỉ hưu trong vòng năm năm, trong khi khoảng một phần ba (26%) mong muốn đạt được mục tiêu đó trong vòng năm đến mười năm tới.   

"Với tuổi thọ trung bình trong khu vực là hơn 752 và kỳ vọng của họ là nghỉ hưu ở tuổi 60, thời gian dự kiến cần thiết để đạt được nhu cầu tiết kiệm hưu trí của họ có thể không thực tế", Green cho biết. "Tốt hơn hết là tiến hành một cách an toàn, bắt đầu tiết kiệm sớm hơn và lâu hơn, rồi mọi người có thể tận hưởng sự an tâm hơn và lối sống thoải mái hơn sau này".

Green bổ sung thêm rằng người tiêu dùng trên khắp châu Á đang tìm cách kiểm soát tốt hơn vận mệnh của họ khi đến tuổi nghỉ hưu. "Tại Manulife, chúng tôi cam kết giúp khách hàng của mình vượt qua những thời khắc quan trọng trong cuộc đời này, để họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn có tác động to lớn đến tương lai của họ. Đối với những người chưa có kế hoạch tiết kiệm hưu trí, chúng tôi thực sự khuyên bạn không nên trì hoãn nữa. Và nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy thảo luận với cố vấn tài chính của bạn".

Giới thiệu về Khảo sát Chăm sóc của Manulife châu Á

Nghiên cứu do Manulife thực hiện này có một cái nhìn sâu sắc về các mối quan tâm, ưu tiên và nguyện vọng về sức khỏe và hạnh phúc của người dân sống trên khắp châu Á. Ba cuộc khảo sát trước đó đã được thực hiện vào tháng 11 năm 2020, tháng 5 năm 2020 và tháng 11 năm 2021. Phiên bản mới nhất này được tiến hành vào tháng 12 năm 2022 và tháng 1 năm 2023 thông qua bảng câu hỏi tự điền trực tuyến tại bảy thị trường trên khắp châu Á, bao gồm Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Tổng cộng có 7.224 người, tuổi từ 25 đến 60, đã được khảo sát. Những người được hỏi bao gồm chủ sở hữu bảo hiểm và những người không sở hữu bảo hiểm nhưng dự định mua bảo hiểm trong 12 đến 24 tháng tới.

Giới thiệu về Manulife

Manulife Financial Corporation là nhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế hàng đầu, giúp mọi người đưa ra quyết định dễ dàng hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Với trụ sở chính toàn cầu tại Toronto, Canada, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và bảo hiểm, hoạt động dưới tên Manulife trên khắp Canada, châu Á và châu Âu, và chủ yếu dưới tên John Hancock tại Hoa Kỳ. Thông qua Manulife Investment Management, thương hiệu toàn cầu cho phân khúc Quản lý Thịnh vượng và Tài sản Toàn cầu, chúng tôi phục vụ các cá nhân, tổ chức và thành viên có kế hoạch hưu trí trên toàn thế giới. Tính đến cuối năm 2022, chúng tôi có hơn 40.000 nhân viên, hơn 116.000 đại lý và hàng nghìn đối tác phân phối, phục vụ hơn 34 triệu khách hàng. Chúng tôi giao dịch dưới tên 'MFC' trên các sàn giao dịch chứng khoán Toronto, New York và Philippine và dưới tên '945' tại Hồng Kông.

Không phải tất cả các dịch vụ đều được cung cấp ở tất cả các khu vực pháp lý. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập manulife.com.

_________________________________

1 Tuổi nghỉ hưu chính thức: Trung Quốc 60 (nam) và 55 (nữ), Hồng Kông 65, Indonesia 58, Malaysia 60 (công việc chính phủ 62), Philippines 65, Singapore 63 và Việt Nam 60 tuổi 6 tháng.

2 Tuổi thọ theo Tổ chức Y tế Thế giới: Hồng Kông 85, Trung Quốc 84, Singapore 78, Malaysia 76, Việt Nam 75, Philippines 72 và Indonesia 69 

Carl Wong, Manulife, +852 6373 7830, Carl_KK_Wong@manulifeam.com; Dudley White, Manulife, +852 6039 0781, Dudley_White@manulife.com

Hình ảnh - https://mma.prnasia.com/media2/2040865/Manulife_Financial_Corporation_People_in_Asia_seek_to_extend_hea.jpg?p=medium600
Logo -
https://mma.prnasia.com/media2/2040909/Manulife_Financial_Corporation_People_in_Asia_seek_to_extend_hea.jpg?p=medium600 

 

nguồn: Manulife Financial Corporation